- Lưu vực sông Trà Khúc thuộc loại tương đối giàu nước như đã đánh giá theo các chỉ tiêu khác nhau: mô đuyn dòng chảy bình quân nhiều năm, lượng nước mặt bình quân đầu người, đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, do nguồn nước mặt của LVS phân bố rất không đều theo thời gian, và hơn nữa nguồn nước của sông Trà Khúc còn được chuyển sang cung cấp cho tưới ở hạ lưu sông Vệ và cấp nước cho KCN Dung Quất, thành phố Vạn Tường thuộc LVS Trà Bồng nên mức độđảm bảo về nước của lưu vực sẽ thấp hơn nhiều so với đánh giá theo các chỉ tiêu ở trên. Vì vậy, cần phải có sựđiều hòa sử dụng nước giữa thượng lưu và hạ lưu, tức là phải trữ nước ở thượng lưu đểđiều tiết cho hạ lưu.
- Môi trường nước LVS Trà Khúc được đánh giá cả về chất lượng nước và thủy sinh vật. Cho tới thời điểm 2011, chất lượng nước trên dòng chính sông Trà Khúc đã có nhiều đoạn bị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt đoạn sông chảy qua thành phố Quảng Ngãi bị ô nhiễm nặng nhất do ảnh hưởng của các nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp.hai bên sông không được xử lý chảy trực tiếp vào đoạn sông này.
- Đã có dấu hiệu phú dưỡng nước ở đoạn sông sau khi tiếp nhận nước thải của Công ty CP đường Quảng Ngãi, điều này được biểu thị rõ qua phân tích thủy sinh vật trong dòng chính sông Trà Khúc cũng như qua chỉ số tính đa dạng sinh học.
- Đã phân tích đánh giá các nguyên nhân suy thoái và cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu trong thời gian gần đây, như: suy thoái điều kiện mặt đệm ở khu vực thượng nguồn; các hoạt động khai thác sử dụng nước trên lưu vực, nhất là ảnh hưởng lấy nước của đập Thạch Nham. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của biến đổi của khí hậu toàn cầu.
- Các kết quả phân tích, đánh giá trên sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp PTBV tài nguyên, môi trường nước LVS Trà Khúc trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC