Xây dựng phương pháp ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ và chức năng HST

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 110)

năng HST thy vc h lưu sông Trà Khúc

3.4.4.1 Khung nhận thức về giá trị kinh tế các dịch vụ HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc và phương pháp ước tính

Việc lựa chọn các giá trị sử dụng và phi sử dụng cho các HST riêng biệt là hết sức cần thiết. Trong luận án này, một khung nhận thức về các giá trị sử dụng và phi sử dụng của HST sông đã được xây dựng, rồi vận dụng để tính toán cụ thể cho vùng hạ lưu sông Trà Khúc. Khung nhận thức này đưa ra sự nhận diện các dịch vụ HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc, đồng thời đánh giá tầm quan trọng của các giá trị này thông qua cho điểm từ 1 đến 3: rất quan trọng, quan trọng và bình thường.

CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ

LƯỢNG GIÁ DỰA VÀO THỊ TRƯỜNG THỰC

LƯỢNG GIÁ DỰA VÀO THỊ

TRƯỜNG THAY THẾ

LƯỢNG GIÁ DỰA VÀO

ĐIỀU TRA GIẢĐỊNH GIÁN TIẾP THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CHI PHÍ NGĂN NGỪA CHI PHÍ THAY THẾ CHI PHÍ SỨC KHỎE TRỰC TIẾP ĐÁNH GIÁ CÙNG THAM GIA GIÁ THỊ TRƯỜNG CHI PHÍ DU LỊCH GIÁ HƯỞNG THỤ MÔ HÌNH LỰA CCHỌN ĐỊNH GIÁ DỰA TRÊN THỊ TRƯỜNG GIẢĐỊNH

Thông qua phương pháp chuyên gia và nghiên cứu tư liệu thứ cấp, các nhóm giá trị kinh tế nổi bật, đặc thù và quan trọng của HST thủy vực tại khu vực nghiên cứu đã được nhận diện để đánh giá giá trị kinh tế. Các chuyên gia được tham vấn bao gồm các nhà sinh thái, nhà môi trường, các nhà nghiên cứu về TNN, các nhà quản lý thủy sản tại Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, các nhà quản lý du lịch tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, và một số người dân có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào các hàng hóa và dịch vụ của HST thủy vực sông tại địa bàn nghiên cứu.

Các loại giá trị kinh tế quan trọng của HST thủy vực sông được nhận diện và được xếp nhóm như trong bảng 3-12; phần tiếp sau sẽ mô tả tóm tắt các giá trị này. Như vậy, mặc dù sử dụng cách tiếp cận tổng thể để đánh giá giá trị kinh tế tổng cộng của HST thủy vực sông, nhưng luận án chỉ xem xét và nghiên cứu những giá trị quan trọng cốt yếu tại khu vực nghiên cứu. Một số loại giá trị kinh tế khác mặc dù có hiện diện tại hiện trường và cũng có mặt trong bảng 3-12, nhưng nếu được đánh giá là ít quan trọng hoặc không quan trọng hoặc khó có số liệu tin cậy đểđánh giá sẽ nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu này.

Bên cạnh đó, các phương pháp lượng giá kinh tế cụ thể cho từng dịch vụ và chức năng HST thủy vực đã được liệt kê. Để lựa chọn phương pháp lượng giá kinh tế như trên luận án đã dựa trên mục đích đánh giá, các yêu cầu về dữ liệu, thời gian và nguồn lực cũng nhưưu, nhược điểm của từng phương pháp.

Bảng 3-13. Điều kiện áp dụng các phương pháp đánh giá giá trị kinh tếĐNN [45]

Phương pháp Yêu cầu về dữ liệu Yêu cầu về kỹ thuật Yêu cầu về thời gian Yêu cầu về kinh phí Gía cả thị trường ** * ** ** Chi phí thiệt hại tránh được *** *** *** *** Chi phí du lịch *** *** *** *** Đánh giá ngẫu nhiên **** **** **** *** **** Yêu cầu rất cao; *** Yêu cầu cao; ** Yêu cầu trung bình; * Không yêu cầu nhiều

Bảng 3-12. Khung nhận thức về giá trị kinh tế tổng cộng đối vớ HST sông, vận dụng cụ thểđối với vùng hạ lưu sông Trà Khúc

Các phương pháp ước tính giá trị

Các dịch vụ và chức năng HST sông Chức năng HST Dịch vụ HST Gía cả thị trường Chi phí thay thế Chi phí du lịch Chi phí thiệt hại tránh được Ứơc tính ngẫu nhiên Ghi chú

Cấp nước cho: - Sinh hoạt - Công nghiệp

- Nông nghiệp

x x

Nuôi tôm, cua nước lợ x x

Nuôi cá lồng trên sông x x

Khai thác, đánh bắt thủy sản x x

Chăn nuôi thủy cầm x x

Khai thác cát sỏi x x

Du lịch sinh thái x x

Khai thác củi gỗở các bãi x Hiện không đáng kểở HL

Thủy điện (TĐ) x Không có TĐ trên sông ở

Gía trị sử

dụng trực tiếp

Giao thông thủy (GTT) x Hiện không có GTT ở HL

Thư giãn, giải trí, tiêu khiển x x

Chuyển vận bùn cát, chất dinh dưỡng trong sông

x

Hiện chưa ước tính được Pha loãng và tự làm sạch chất ô

nhiễm trong nước

x x Hiện chưa ước tính được Gián tiếp Gía trị tích lũy các bon và hấp thụ, giảm khí CO2 x x Gía trị sử dụng

Gía trị cơ hội Cung cấp tài nguyên thủy sinh vật, ĐDSH x x Gía trị kinh tế tổng cộng Gía trị chưa sử dụng Gía trị tồn tại, gía trịđể lại Bảo tồn đa dạng sinh học x x

(1) Các giá trị sử dụng trực tiếp

Giá trị khai thác thủy sản (KTTS)

Sông Trà Khúc đoạn từ sau đập Thạch Nham ra tới biển, người dân có nghề khai thác, đánh bắt thủy sản từ lâu đời gồm các loài: cá bống, cá trắm, cá chép, rô phi, nhủi don, hến, ốc. Sản lượng đánh bắt thường không có con số kê khai chính thức tại các cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh, vì vậy, thông qua khảo sát các đối tượng khác nhau liên quan đến nghề cá như ngư dân, tiểu thương thu mua cá, người bán cá ngoài chợ và chủ tịch hội nông dân xã để có được các số liệu về sản lượng đánh bắt, giá bán, cũng như những thiệt hại, rủi ro do nguồn nước sông bị ô nhiễm.

Giá trị nuôi trồng thủy sản (NTTS)

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên sông Trà Khúc thường phổ biến là nuôi cá trắm lồng, còn cá chình lồng hiện được nuôi không nhiều, do nguồn nước bị ô nhiễm cũng như thức ăn cho chăn nuôi và nguồn con giống bị hạn chế. Nuôi trồng hải sản nước lợ - vùng bãi triều ở cửa sông Trà Khúc chủ yếu tập trung vào nhóm tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá chẽm và cua xanh. Hiện sốđầm nuôi tôm sú đã giảm do dịch bệnh, bà con thất thu nhiều, do vậy nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát và cua xanh đang là mô hình được lựa chọn nhiều ở các xã như Nghĩa Phú, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Hà, Nghĩa An, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ.

Giá trị chăn nuôi thủy cầm

Chăn nuôi thủy cầm trên sông Trà Khúc chủ yếu là vịt thịt, theo số liệu điều tra nhân dân, cũng như số liệu thống kê của các Uỷ ban nhân dân xã, tổng đàn vịt thịt lên tới gần 300 ngàn con, được nuôi ở 14 xã, trong đó Nghĩa Hà, Tịnh Đông, Tịnh An là những xã nuôi khá nhiều. Theo số liệu điều tra, chi phí cho chăn nuôi thủy cầm lên tới 65% doanh thu và cũng chịu nhiều rủi ro do nguồn nước bị ô nhiễm.

Giá trị khai thác cát, sạn

Khai thác cát, sạn trên sông Trà Khúc thường được thực hiện trong 8 tháng mùa kiệt, nhưng rộ nhất là vào tháng III, IV rồi tháng VII và VIII hàng năm. Khai thác cát, sạn được tập trung chủ yếu ở các mỏ thuộc xã Tịnh Sơn, Tịnh Hà, Tịnh Minh, thành phố Quảng Ngãi, thị trấn Sơn Tịnh dưới hình thức khai thác ồạt, chính

quyền cấp xã, tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên gần như không kiểm soát nổi.

Giá trị du lịch

Vùng hạ lưu sông Trà Khúc có một số địa điểm du lịch hấp dẫn du khách đến tham quan như bãi biển Mỹ Khê, chùa Thiên Ấn, chứng tích Sơn Mỹ, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng. Theo ước tính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, năm 2010, lượt du khách đến tham quan một sốđịa điểm trong vùng nghiên cứu là 500 lượt khách quốc tế, hơn 9.000 lượt khách nội địa. Mặc dù vậy, đây chưa phải là nơi hấp dẫn du khách nên theo kết quả điều tra, du khách quốc tế lưu trú trung bình là 1,25 ngày; du khách nội địa lưu trú là 1,7 ngày.

(2) Các giá trị sử dụng gián tiếp

Giá trị tích lũy các bon và hấp thụ, giảm khí CO2

Giá trị tích lũy các bon, hấp thụ và giảm khí CO2 của rừng ngập mặn, rừng trồng, hay của các thảm cây bụi, thảm cỏ biển đã được nghiên cứu khá nhiều ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Ngãi thì rừng ngập mặn (RNM) ở khu vực cửa sông Trà Khúc tập trung ở Tịnh Kỳ và Tịnh Khê, với diện tích khoảng 20 ha, chủ yếu là cây bần chua. RNM ngoài việc bảo vệ hệ thống đê biển, bờ biển không bị xói lở, hạn chế tác hại của gió bão tới tài sản và cuộc sống của người dân, mở rộng đất liền, nó còn tham gia vào chu trình chuyển hóa các bon, ni tơ, góp phần đáng kể trong việc cố định khí CO2, làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, còn phải kểđến 90,2 ha diện tích các thảm cây bụi tươi, tuổi khoảng từ 5-6 mọc hai bên sông vùng hạ lưu sông Trà Khúc.

Giá trị thư giãn, giải trí, tiêu khiển

Một HST khỏe mạnh thường cung cấp nhiều dịch vụ và chức năng tốt cho các cộng đồng dân cư địa phương. Gần đây, do nước ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc ngày càng cạn kiệt, nhiều đoạn có thể lội qua dễ dàng, nên các hoạt động vui chơi giải trí như bơi lội, đua thuyền hàng năm theo mùa lễ hội gần như không có. Vì vậy, giá trị thư giãn, nghỉ ngơi giải trí của HST hạ lưu sông Trà Khúc được ước tính chủ yếu cho các sinh hoạt nghỉ ngơi, ẩm thực trong các nhà hàng, khách sạn. Qua điều tra trực tiếp cũng như số liệu thứ cấp được cung cấp bởi Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch cho thấy có 49 nhà hàng, khách sạn dọc hai bên sông hoặc vùng lân cận trong năm 2010.

Giá trị cung cấp tài nguyên thủy sinh vật, ĐDSH

Vùng cửa sông Trà khúc có một diện tích RNM cho đến thời điểm hiện tại khá khiêm tốn, nhưng các quần xã sinh vật sống trong RNM thường khá phong phú, đây chính là nguồn lợi thủy sinh vật quan trọng, và cũng là cơ sở nguồn gen, nguồn giống, cơ sở thức ăn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ở khu vực này. Trong lòng

sông, vào mùa kiệt, hình thành các doi đất cát hoặc cát bùn, giữa là dòng chảy chậm, mực nước thấp, thường là nơi cư trú của các nhóm động vật thân mềm hai vỏ (trai, hến) và các loài cá kích thước nhỏ, chủ yếu là các loài cá bống họ cá bống trắng (Gobiidae).

(3) Các giá trị phi sử dụng

Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung vào giá trị bảo tồn ĐDSH của HST sông cho các thế hệ mai sau. Trước sức ép của đời sống kinh tế mà các nguồn lợi thủy sản đang bị khai thác ở tần suất cao để phục vụ nhu cầu của con người. Tuy nhiên, việc hạn chế dần sử dụng các mắt lưới nhỏ, đánh bắt bằng các phương tiện có tính hủy diệt sẽ bước đầu tạo ra giá trịđể lại cho đa dạng sinh học của HST sông hiện nay.

3.4.4.2 Tính toán xác định giá trị kinh tế các dịch vụ và chức năng HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc

Sau khi đã nhận diện giá trị kinh tế của các dịch vụ và chức năng HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc, cần lựa chọn phương pháp ước tính kinh tế phù hợp cho từng loại dịch vụ (xem bảng 3-12). Tiếp đến, các phương trình/công thức tính toán giá trị

kinh tế của các dịch vụ và chức năng HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc đã được thiết lập, cùng với các thông sốđầu vào trong các phương trình tính này (bảng 3.14).

Lượng giá kinh tế các giá trị HST hạ lưu sông Trà Khúc được quy ra tiền từ

những giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và các giá trị chưa sử dụng. Các giá trị sử

dụng trực tiếp của HST sông Trà Khúc được nhận dạng và lựa chọn trên cơ sở thực tế

thấy được những sản phẩm mang tính hàng hoá, được buôn bán trên thị trường, được xem là chủ yếu bởi có thể thu thập, thống kê các dẫn liệu để lượng giá được trong điều kiện thực tế. Giá trị kinh tế tổng cộng sẽ bằng tổng các giá trị: sử dụng trực tiếp, sử

dụng gián tiếp và phi sử dụng. Tất nhiên, trong quá trình lượng giá, có nhiều giá trị rất khó quy ra thành tiền, hay có những giá trị rất khó có được số liệu đầu vào tin cậy.

Bảng 3-14. Ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ HST nước hạ lưu Trà Khúc

TT Các giá trị Số liệu đầu vào Cách ước tính

Giá trị sử dụng trực tiếp

1

Khai thác, đánh bắt thủy sản tự nhiên trên sông (cá, hến, don, ốc...): TKTTS

- Sản lượng đánh bắt (kg/năm) theo kết quả điều tra mẫu; thời gian đánh bắt cho từng loại - Chi phí đánh bắt (đ/năm)

- Giá bán thị trường (đ/kg)

- Số hộđiều tra mẫu; tổng số hộ KTTS

TKTTS = ∑sản lượng * giában –∑chi phí)

2 Nuôi cá lồng trên sông: theo 2 loại: trắm, chình

TCALONG

- Số lượng lồng của 2 loại - Sản lượng (kg/lồng/năm)

- Giá bán (nghìn đ/kg) - Chi phí nuôi

TCALONG = ∑ Số lồng * sản lượng * giá bán – ∑chi phí

3

Chăn nuôi thủy cầm (vịt thịt) TTHUYCAM

- Số con theo điều tra mẫu; tổng số con vịt nuôi trong vùng

- Giá bán - Chi phí nuôi

TTHUYCAM = ∑số con * giá bán – ∑chi phí

4. Nuôi thủy sản vùng cửa sông: cua xanh và tôm thẻ

chân trắng: TNTTS

- Diện tích nuôi trồng F (ha);

- Năng suất trung bình năm (tấn/ha/vụ) - Giá bán (đ/tấn) - Chi phí nuôi cho 1ha

TNTTS = ∑F * Năng suất * Gíabán - ∑chiphí

5

Khai thác cát/sạn: TCÁT/SẠN

- Cát: sản lượng khai thác (m3/năm) theo số

liệu điều tra tổng hợp lại từ các ghe và các vựa; giá bán đ/m3 theo giá 2010; chi phí (đ/m3) - Sỏi/sạn: Sản lượng, giá bán, chi phí

- TCÁT/SẠN = sản lượng cát sỏi (m3/năm) * giá bán (đ/m3) - chi phí (đ/năm)

6

Du lịch: TDULICH

- Số lượt khách đến tham quan; thu nhập và chi tiêu của người đi du lịch; nghề nghiệp; tuổi tác; giới tính; số lần đến địa điểm du lịch Vi = f (TCi, Si), phần mềm SPSS và chương trình EXCEL để tính ra TDULICH Giá trị gián tiếp Thư giãn, nghỉ ngơi giải trí: TTHUGIAN - Số lượt khách du lịch quốc tế, ngày lưu trú, mức chi tiêu

- Số lượt khách nội địa, ngày lưu trú, mức tiêu

- TTHUGIAN =

lươtkhach*ngayluutru*mưc chitieu/ngày

Cung cấp tài nguyên thủy sinh vật, ĐDSH: TĐDSH - TKTTS - Hệ số k = 20% TĐDSH = TKTTS * k Tích lũy cac bon: TTICHLUYC - Thảm thực vật trên các bãi ven sông TTHAMTV

- RNM ở cửa sông TRNM

Hệ số quang hợp của cây bần chua; số giờ

nắng

Diện tích rừng ngập mặn ở vùng cửa sông Hệ số hấp phụ C của thảm cây bụi tươi Diện tích thảm cây bụi tươi hai bên sông Giá 1 CERS tại thời điểm tính toán

TRNM = hesoquanghop*sogionang* dientich*sotienquydoi TTHAMTV = hesohapphuC*dientich TTICHLUYC = TRNM + TTHAMTV

Giá trị chưa sử dụng ( giá trị tồn tại, giá trịđể lại ) TCHUASUDUNG - Điều tra ngẫu nhiên, đưa ra các mức giá trị

tiền tệ cụ thể mà người dân tự nguyện chi trả

hoặc đóng góp; yếu tố nghề nghiệp; trình độ; giới tính; độ tuổi;

Sử dụng phương pháp CVM để tínhTCHUASUDUNG

3.4.4.3 Các bước thực hiện ước tính giá trị kinh tế (xem sơđồ khối hình 3-7) Điều tra mẫu Xử lý số liệu điều tra Lựa chọn phương pháp ước tính giá trị kinh tế HST thủy vực Gía cả thị trường Chi phí du lịch Ước tính ngẫu nhiên Chi phí thay thế Đề xuất cách xác định các giá trị kinh tế HST thủy vực KẾT QUẢ

Hình 3-7 Sơđồ khối ước tính kinh tế giá trị HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc

(1) Thu thập số liệu

Luận án sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu sẵn có (thứ cấp) và các số liệu sơ cấp tại hiện trường bằng phương pháp điều tra nhân dân trong 4 đợt khác nhau, mỗi đợt kéo dài hơn 10 ngày, đợt đầu từ tháng 7-2010.

Số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)