Giải pháp bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy vực

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 150)

nhiễm tương đối nặng vào mùa kiệt. Do sông là nguồn cấp nước sạch nên yêu cầu bảo vệ chất lượng nước rất cao, hơn nữa đoạn sông bị ô nhiễm đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên không còn khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm nữa. Suy thoái cạn kiệt nguồn nước cùng với ô nhiễm nước đã làm suy thoái HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc.

Để khắc phục tình trạng trên, trong các thời gian tới cần xây dựng và thực hiện giải pháp bảo vệ chất lượng nước và HST thủy vực khu vực hạ lưu.

Nội dung giải pháp

Xây dựng và thực hiện các biện pháp có hiệu quảđể quản lý và kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải, giảm tải lượng các chất ô nhiễm chảy vào đoạn sông, bổ sung nguồn nước trong mùa kiệt để nâng cao khả năng pha loãng và khả năng tự làm sạch của nước sông để từng bước cải thiện chất lượng nước và phục hồi thủy sinh vật và HST thủy vực khu vực hạ lưu.

Các hoạt động của giải pháp này là:

a) Nghiên cứu di dời nguồn xả thải tập trung và có tiềm năng gây ô nhiễm lớn nhất vào sông Trà Khúc, khu vực TP Quảng Ngãi, trong đó có nguồn xả thải của CTCP

đường Quảng Ngãi.

b) Thực hiện nghiêm quy định XLNT theo luật Bảo vệ môi trường đối với hai KCN tập trung là KCN Quảng Phú và KCN Tịnh Phong để hạn chế chất ô nhiễm do nước thải CN của hai KCN này chảy ra sông. KCN Quảng Phú mới xây xong trạm XLNT tập trung phải tiếp tục hoàn thiện để xử lý toàn bộ NTCN đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trong trường hợp KCN tiếp tục mở rộng trong các thời gian tới. KCN Tịnh Phong phải xây dựng ngay trạm XLNT tập trung. Các nhà máy công nghiệp ở thượng lưu đập Thạch Nham như nhà máy mỳ Sơn Hải phải có kiểm soát dòng xả ra chặt chẽ

và phải chú ý đến hiệu quả xử lý của hệ thống XLNT một khi đã xây dựng.

c) Giảm tải lượng chất ô nhiễm sinh hoạt của dân cư thuộc TP Quảng Ngãi và Thị trấn Sơn Tịnh tại nguồn phát sinh bằng biện pháp sau:

- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 phải có quy hoạch và kế hoạch XLNT sinh hoạt TP Quảng Ngãi và thị trấn Sơn Tịnh, trong đó ưu tiên xây dựng trạm XLNT sinh hoạt chảy ra cống Hào Thành và bến Tam Thương vào sông Trà Khúc.

- Giảm tải lượng chất ô nhiễm trên toàn bộ vùng nông thôn thuộc khu tưới Thạch Nham chảy xuống sông Trà Khúc bằng biện pháp: (i) tăng cường thu gom rác thải và thực hiện VSMT nông thôn, (ii) tăng cường xử lý chất thải chăn nuôi trang trại và hộ gia đình bằng bể Biogas (ii) thực hiện quản lý và XLNT các cơ sở sản xuất phân tán và làng nghề.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác cát sỏi và đánh bắt cá trên sông không hủy hoại môi trường.

- Thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản trên sông Trà Khúc và khu vực hạ lưu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)