a) Từ các tồn tại hay biểu hiện không bền vững trong phương thức KTSD nước của LVS có nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng các công trình KTSD nước chưa đầy đủ, đồng bộ. Vì thế cần đề xuất giải pháp công trình nhằm từng bước khắc phục tồn tại để đến giai đoạn 2020-2030 có thể hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các công trình KTSD nước của LVS, trong đó xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn bổ sung đủ nguồn nước cho đập Thạch Nham làm cho phương thức KTSD nước của LVS đảm bảo bền vững.
b) Từ các biểu hiện không bền vững về khai thác sử dụng nước của HTTL Thạch Nham như trong vận hành lấy nước, hoặc để thất thoát nước trong hệ thống còn lớn, khiến cho hiệu quả KTSD nước của hệ thống còn thấp, cần có giải pháp tổng hợp tập trung vào khắc phục các tồn tại trong quản lý vận hành, hướng tới thực hiện quản lý nhu cầu nước để hạn chế tổn thất và nâng cao hiệu quả KTSD nước của hệ thống .
c) Từ biểu hiện không bền vững trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước của LVS cần có giải pháp đổi mới quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tập trung vào thực hiện sử dụng nước tiết kiệm và quản lý nhu cầu nước.
d) Từ các biểu hiện không bền vững trong bảo vệ tài nguyên môi trường nước ở
hạ lưu (như suy thoái cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm nước, suy thoái thủy sinh vật và HST thủy vực) cần có giải pháp tổng hợp: (i) giải quyết bài toán chia sẻ, phân bổ hợp lý nguồn nước đến đập Thạch Nham cho khu vực hạ lưu để vừa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng nước của các ngành vừa đảm bảo yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường/DCTT ở hạ lưu; (ii) quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, XLNT để từng bước khắc phục ô nhiễm nước, và (iii) quản lý các hoạt động khai thác thủy sản trong sông theo hướng bền vững để bảo vệ thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản.
Các giải pháp PTTNN lưu vực sông Trà Khúc theo hướng bền vững như phân tích ở trên được đề xuất trong bảng 4-1. Nội dung và việc thực hiện của các giải pháp sẽđược trình bày trong các mục tiếp sau.
Bảng 4-1. Các giải pháp PTTNN lưu vực sông Trà Khúc theo hướng bền vững
TT Tên giải pháp Nội dung giải pháp
1 Giải pháp công trình
1) Xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn để bổ sung nguồn nước cho đập Thạch Nham đảm bảo đủ nguồn để cung cấp cho khu vực hạ lưu Xây dựng bổ sung tiến tới
hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các công trình KTSDN trên lưu vực sông đáp ứng yêu cầu bền vững
2) Phát triển hợp lý các hồ chứa nước và đập dâng nhỏở khu vực thựơng lưu đảm bảo nhu cầu cấp nước tại chỗ và không làm suy giảm dòng chảy kiệt ở khu vực hạ lưu
2 Giải pháp phi công trình
2.1 Chia sẻ, phân bổ nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở khu vực hạ lưu
1) Nghiên cứu giải quyết bài toán chia sẻ, phân bổ hợp lý nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng của các ngành ở khu vực hạ lưu
2) Xem xét đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu duy trì DCTT ở khu vực hạ lưu
2.2 Thực hiện phương thức quản lý nhu cầu nước thay cho quản lý cung cấp nước hiện hành
1) Tạo nguồn, thay đổi cách quản lý phân phối nước với mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu nước cho người dùng.
2) Hạn chế tổn thất nước trong hệ thống
3) Thực hiện triệt để tiết kiệm nước :sử dụng thiết bị tiết kiệm nước, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm của người dùng..
2.3 Nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng nước của đập Thạch Nham
1) Đầu tư cho tu sửa, nâng cấp để hoàn chỉnh hệ thống kênh mương giảm tổn thất nước trong hệ thống..
2) Cải tiến quản lý vận hành theo hướng hiện đại 3) Thực hiện quản lý nhu cầu nước trong hệ thống 2.4 Bảo vệ môi trường nước
và HST thủy vực
1) Quản lý kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải chảy vào sông
2) Thực hiện quy định xử lý nước thải đối với KCN, cơ sở công nghiệp, nước thải sinh hoạt TP Quảng Ngãi.
3) Tăng cường quản lý bảo vệ chất lượng nước và HST thủy sinh khu vực hạ lưu