Lưu vực sông Trà Khúc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 35)

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Trà Khúc là một lưu vực sông tương đối lớn của nước ta thuộc vùng ven biển Miền Trung và là lưu vực sông lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong Tỉnh.

Nhìn chung địa hình lưu vực sông Trà Khúc có xu hướng thấp dần từ Tây sang

Đông, giữa vùng núi và vùng đồng bằng địa hình thay đổi đáng kể, hình thành hai bậc

địa hình cao và thấp nằm kế tiếp nhau, không có khu đệm chuyển tiếp.

- Vùng núi: vùng núi từ thượng nguồn về tới đập Thạch Nham. Đất canh tác chủ

yếu tập trung ở ven các sông suối.

- Vùng đồng bằng: vùng đồng bằng ở phía Đông lưu vực với cao độ mặt đất từ

2m đến 20m thuộc các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn và MộĐức. Đất đai thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Điều kiện địa chất trong lưu vực khá phức tạp, thuộc phía bắc địa khối Kon Tum, bao gồm chủ yếu các thành tạo biến chất cổ và các phức hệ mácma xâm nhập có tuổi từ

Ankerozoi đến Kainizoi. Phần trung tâm phía Tây của vùng là một khối nâng dạng vòm

được cấu thành bởi các đá biến chất hệ tầng sông Re, phần phía Nam là các đá biến chất granit phát triển chủ yếu hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam, dọc theo phía Tây chủ yếu là hệ thống đứt gãy Ba Tơ - Giá Vực.

Ở thượng lưu dòng chính sông Trà Khúc có tên Đak Drinh bắt nguồn từ đỉnh cao 1.550 m của dãy núi Ngọc Rin thuộc huyện Konplong tỉnh Kon Tum. Từ thượng nguồn đến Sơn Giang, sông chảy theo hướng Tây – Đông. Từ Sơn Giang đến Trung

Phước sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Từ Trung Phước ra đến cửa Cổ

Lũy - Mỹ Khê, sông chảy theo hướng Tây- Đông. Từđập Thạch Nham đến cửa Cổ Lũy dòng chính mang tên Trà Khúc. Tổng chiều dài sông chính từ thượng nguồn ra đến biển có chiều dài 148 km, khoảng 2/3 chiều dài sông chảy qua vùng núi và rừng rậm có

độ cao 200 -1000 m. Cao trình đáy sông dốc dần từ cao độ 350 m xuống – 2,00 m tại cửa sông. Bản đồ lưu vực sông như hình 2-1.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành danh mục LVS liên tỉnh tháng 11-2010, lưu vực Trà Khúc có diện tích tổng cộng là 3337 km2. Sông Trà Khúc có dạng cành cây, có 11 phụ lưu cấp I, 3 phụ lưu cấp II, 2 phụ lưu cấp III, 5 phụ lưu cấp IV và 1 phụ lưu cấp V. Các nhánh lớn là các nhánh Nước Lác, sông Định, sông Tam Rào và sông Giang. Các đặc trưng hình thái của sông Trà Khúc và các nhánh sông như bảng 1 trong Phụ lục (PL) 1.

Khí hậu: Lưu vực sông Trà Khúc có chếđộ khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu thị qua đặc trưng của các yếu tố khí hậu tại trạm Ba Tơ ở vùng thượng lưu và trạm Quảng Ngãi ở

vùng hạ lưu như bảng 2-1.

Bảng 2-1. Giá trịđặc trưng tháng, năm của các yếu tố khí hậu chủ yếu tại trạm Ba Tơ và Thành phố Quảng Ngãi theo số liệu quan trắc đến năm 2010 [19]

Yếu tố Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Ba Tơ 7,3 10,2 13,1 14,1 15,6 13,5 15,0 12,8 12,6 9,7 7,4 4,9 136,2 Bức xạ tổng cộng (kcal/cm2) Q Ngãi 7,8 9,6 12,2 15,0 17,0 16,1 16,4 14,2 13,1 10,5 7,4 6,0 145,3 Ba Tơ 112 150 197 214 221 219 221 199 162 129 92 69 1985 Số giờ nắng(giờ) Q Ngãi 123 157 204 225 247 232 238 216 183 151 109 83 2168 Ba Tơ 1,1 1,3 1,4 1,4 1,5 1,5 1,9 1,4 1,3 1,3 1,3 1,2 1,4 V gió trung bình (m/s) Q Ngãi 1,2 1,3 1,4 1,4 1,1 1,0 1,0 1,0 1,0 1,3 1,6 1,3 1,2 Ba Tơ 21,5 22,8 24,7 26,8 27,8 28,2 28,0 27,8 26,6 25,2 23,6 21,7 25,4 Nhiệt độ không khí trung bình(0C) Q Ngãi 21,7 22,7 24,5 26,7 28,4 29,0 28,9 28,6 27,3 25,8 24,1 22,3 25,8 Ba Tơ 150 60 63 77 199 172 125 179 354 810 919 500 3607 Mưa (mm) Q Ngãi 128 39 40 49 93 105 87 140 328 669 560 279 2518 Ba Tơ 88 86 84 82 82 80 80 80 86 89 90 90 85 Độẩm tương đối không khí (%) Q Ngãi 88 86 84 82 82 80 80 80 86 89 90 90 85 Ba Tơ 41 50 71 84 86 93 100 95 59 42 35 32 786 Bốc hơi (mm) Q Ngãi 55 58 77 90 106 104 108 98 71 60 53 50 930 Gió bão

Ở vùng núi thượng lưu như tại Ba Tơ có tốc độ gió trung bình năm là 1,4 m/s, còn ở hạ lưu tại Quảng Ngãi là 1,2 m/s. Thời kỳ từ tháng III đến tháng VIII tốc độ gió

trung bình tháng đạt từ 1,4 m/s đến 1,9 m/s, bằng hoặc lớn hơn tốc độ gió trung bình năm, trong đó tháng VII có tốc độ gió trung bình lớn nhất trong năm với 1,9m/s. Khi có bão, lớn tốc độ gió lớn nhất tại Ba Tơ và Quảng ngãi đều đã đạt tới 40 m/s.

Bản đồ biến đổi các yếu tố khí hậu chủ yếu như nhiệt độ, độẩm, mưa, bốc hơi theo không gian của tỉnh Quảng ngãi bao gồm các lưu vực Trà Khúc, sông Vệ và lưu vực sông Trà Bồng đã được đài KTTV Trung Trung bộ xây dựng theo số liệu cập nhật

đến năm 2010 [19] xem trong PL1.

2.1.1.2 Kinh tế xã hội

1) Dân số và lao động

Dân số của lưu vực tổng hợp theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2010 là 663.605 người, trong đó khu vực trung và thượng lưu từ đập Thạch Nham trở lên là 139.105 người, khu vực hạ lưu là 524.500 người (bảng 2-2). Theo số liệu thống kê thì số lao động nông nghiệp trên lưu vực chiếm 88% tổng số lực lượng lao động của tỉnh, tiếp đến là số lao động làm nghề khai thác, đánh bắt thủy, hải sản ven bờ và xa bờ.

Bảng 2-2 . Diện tích, dân số của các huyện, phần thuộc lưu vực sông Trà Khúc

Khu vực Huyện/thành phố Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ (người/km2) Sơn Tây 382,2 17.860 46,7 Sơn Hà 751,9 68.200 90,7 Ba Tơ 249,5 12.500 50,1 Trà Bồng 122,6 8591 70 Tây Trà 302,6 17.360 57,4 Minh Long 60,8 1.500 24,7 Konplong 859,9 13.094 15,2 Trung và thượng lưu Cộng 2730 139.105 50,9 TP Quảng Ngãi 37,17 112.340 3022,3 Tư Nghĩa 173,8 162.860 937 Sơn Tịnh 249,0 187.580 753,3 Bình Sơn 120,0 50.950 424,6 Nghĩa Hành 28,26 10.770 381,1 Hạ lưu Cộng 607,2 524.500 863,8 Toàn lưu vực Tng cng 3337 663.605 198,9

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2010

2) Các ngành kinh tế

Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các hoạt động phát triển kinh tế trên lưu vực, tập trung chủ yếu ở khu vực hạ lưu. Những cây trồng chính trên

lưu vực là lúa, ngô, sắn, lạc, đậu tương và mía trong đó diện tích lúa là chủ yếu. Hiện nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng giảm dần cây lương thực, tăng cây công nghiệp và cây thực phẩm.

Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản bao gồm nuôi cá lồng, cá bè trên sông và nuôi tôm ở khu vực cửa và gần cửa sông. Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh được phát triển nhiều ở các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Nghĩa Phú, Nghĩa Hòa. Do nguồn nước sông bị

suy giảm và ô nhiễm nước gia tăng do ảnh hưởng của các nguồn nước thải xả thải không được xử lý chảy vào sông trong thập kỷ gần đây nên nuôi cá lồng, bè trong sông trong những năm gần đây ngày càng bị suy giảm.

Công nghiệp

Các ngành công nghiệp đáng quan tâm là công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu tập trung ở khu vực hạ lưu. Trong vùng hạ lưu có hai khu công nghiệp (KCN) lớn là Quảng Phú thuộc thành phố Quảng Ngãi và Tịnh Phong thuộc huyện Sơn Tịnh; ngoài ra còn có một số cụm công nghiệp và làng nghề như cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây..

KCN Quảng Phú với diện tích theo quy hoạch là 120,4 ha có 43 dự án được cấp phép đầu tư trong đó có 29 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng nguồn vốn đầu tưđăng ký là 892,7 tỷđồng, chủ yếu là các ngành sản xuất chế biến nông, lâm, thủy hải sản, may mặc, da giầy, bao bì, giấy... Khu công nghiệp Tịnh Phong được thành lập năm 1997 với diện tích quy hoạch giai đoạn 1 là 141,72 ha, đến nay đã lấp đầy khoảng 44,6% diện tích KCN. Các ngành sản xuất chính là vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, lắp ráp cơ khí, thiết bị vận tải, hàng tiêu dùng và các nhà máy sản xuất bao bì sản xuất hàng xuất khẩu.

Du lịch dịch vụ

Núi Ấn sông Trà, bãi biển Mỹ Khê, chứng tích Sơn Mỹ, mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng đều nằm trọn trong vùng hạ lưu sông Trà Khúc, từ lâu nay đã là những địa điểm hấp dẫn cho cả du khách địa phương, trong nước và nước ngoài. Các loại hình thể thao tiếp xúc với nước nhưđua thuyền, bơi lội trước kia phát triển mạnh, nhưng hiện nay do nước sông Trà Khúc ở hạ lưu bị cạn kiệt nên các hoạt động vui chơi giải trí này gần như không còn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)