Tồn tại trong khai thác sử dụng nước của HTTL ThạchNham

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 148)

Qua phân tích các số liệu sử dụng nước và qua điều tra tại thực địa, trao đổi với những người làm công tác quản lý vận hành, các chuyên gia có thể thấy rằng hiệu quả

sử dụng nước của HTTL Thạch Nham nói chung còn rất thấp biểu hiện như sau:

Lượng nước lấy vào hệ thống trong các năm vận hành vừa qua đều rất lớn, lớn hơn nhiều so với nhu cầu. Xem xét lượng nước lấy vào hệ thống tổng hợp từ số liệu vận hành lấy nước của đập từ năm 1994-2010 như bảng 1-6 có thể thấy trong 9 tháng mùa kiệt (I-IX) lượng nước lấy vào hệ thống rất lớn từ 400-700 tr.m3, trong đó có 12/17 năm lượng nước lấy vào trên 600 tr.m3. Năm 2010 lượng nước lấy vào là 590 tr.m3, nhưng theo kết quả tính toán nhu cầu nước tưới, với mức tưới mỗi ha lúa nước 2 vụ tại đầu mối lên tới 22.600 m3/năm (hệ số kênh mương lấy bằng 0,65) thì tổng lượng nước tưới năm 2010 chỉ có 400 tr.m3 (phương án 1). Nếu tưới hết diện tích canh tác 50.0000 ha như thiết kế (phương án 4b) thì lượng nước tưới cũng chỉ đến 541 tr.m3.

Điều đó cho thấy trong hệ thống đã bị thất thoát một lượng nước rất lớn chảy tràn xuống kênh tiêu. Các nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do:

- Lấy vào quá mức so với nhu cầu nước cần ngay cả trong những thời gian nguồn nước đến đập rất hạn chế. Đây là yếu kém của quản lý vận hành lấy nước, chủ

yếu là còn tùy tiện dựa theo kinh nghiệm và do không nắm được sát nhu cầu nước bên trong hệ thống .

- Hệ thống kênh mương, cả kênh chính và kênh nhánh bị xuống cấp nên tổn thất nước trong hệ thống kênh lớn. Đây là tồn tại trong công tác tu sửa bảo dưỡng và quản lý kênh mương trong hệ thống.

- Lãng phí nước do người dân chưa có ý thức tiết kiệm, nhất là từ khi không phải trả thủy lợi phí. Đây là tồn tại về ý thức /nhận thức và thể chế chính sách.

Từ lý do trên cho thấy để giải quyết tình trạng thiếu nguồn nước, suy thoái cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu thì giải pháp quan trọng, có tác động lâu dài cần phải thực hiện, đó là cải tiến quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng nước của HTTL Thạch Nham”.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)