Phương pháp luận ước tính giá trị kinh tế các chức năng và dịch vụ hệ sinh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 108)

h sinh thái

3.4.3.1 Các giá trị kinh tế của HST 1) Tổng giá trị kinh tế

Cho đến nay, có nhiều quan điểm về các nhóm giá trị khác nhau trong tổng giá trị kinh tế của HST. Tuy nhiên, điểm chung giữa các quan điểm này là việc chia tổng giá trị kinh tế thành hai nhóm chính là các giá trị sử dụng và các giá trị phi sử dụng.

Các giá trị trên đây tạo thành tổng giá trị lợi ích cho phát triển hiện tại và tổng lợi ích bảo tồn. Trong quá trình lượng giá, khó có thể thu được hết tổng giá trị kinh tế tài nguyên trong các HST.

2) Các giá trị sử dụng

Hình 3-5. Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái [98]

3) Các giá trị phi sử dụng [85]

Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của môi trường và được chia thành giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lưu truyền (bequest value).

- Giá trị tồn tại là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của một cá nhân khi biết được tài nguyên và môi trường đang tồn tại ở một trạng thái nào

đó và thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có được trạng thái đó.

Giá trị này có từ ý thức lưu tồn tài nguyên ĐDSH và các giá trị phi vật thể của HST. - Giá trị lưu truyền là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biết rằng tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai. Giá trị này cũng thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

3.4.3.2 Các phương pháp ước tính giá trị kinh tế dịch vụ và chức năng HST

Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế thực nghiệm đã xây dựng và phát triển các phương pháp (kỹ thuật) đánh giá giá trị của tài nguyên môi trường và thiệt hại môi trường. UNEP (2008) phân chia các phương pháp thành 3 loại là các phương pháp dựa vào thị trường thực, các phương pháp dựa vào thị trường thay thế và các phương pháp dựa vào thị trường giảđịnh (hình 3-6)

Giá trị tồn tại Giá trị lưu truyền Giá trị sử dụng gián tiếp Giá trị lựa chọn TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG Giá trị sử dụng trực tiếp

Nội dung chi tiết của các phương pháp được liệt kê trong hình trên được trình bày ở PL 3. Trong luận án này, các phương pháp đã được sử dụng để ước tính giá trị kinh tế (GTKT) các dịch vụ và chức năng HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc đó là: giá cả thị trường, chi phí du lịch, chi phí thay thế, đánh giá ngẫu nhiên.

Hình 3-6. Khái quát các phương pháp đánh giá tổn thất kinh tế HST và môi trường [76]

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)