Tình hình khai thác sử dụng nướ c

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 39)

2.1.2.1 Nước sử dụng cho phát triển nông nghiệp 1) Nước dùng cho tưới

Nước cho tưới các diện tích đất canh tác trên lưu vực Trà Khúc được cung cấp nhờ hệ thống thủy lợi (HTTL) trên lưu vực và hệ thống các hồ chứa và đập dâng nhỏ rải rác trên toàn lưu vực. Trong tương lai sau 2015 sẽ có thêm hồ chứa Nước Trong khi hồ chứa này xây dựng xong và đi vào hoạt động.

Hệ thống thủy lợi Thạch Nham

Hệ thống thủy lợi Thạch Nham có công trình đầu mối là đập Thạch Nham nằm trên dòng chính sông Trà Khúc tại xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà có diện tích lưu vực 2.850 km2. Công trình được khởi công xây dựng năm 1984 và đến năm 1991 bắt đầu đi vào vận hành. Theo thiết kế HTTL có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 50.000 ha đất canh tác (gồm 38.000 ha tự chảy và 12.000 ha tạo nguồn); cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, chăn nuôi cho các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi. Lưu lượng thiết kế của kênh chính Bắc là 22,5 m3/s và kênh chính Nam là 27,5 m3/s , tổng cộng cả hai kênh là 50 m3/s. Tuy nhiên

đến năm 2001 cả hệ thống mới tưới được 28.000 ha đạt 56% năng lực thiết kế và đến 2010 tưới được 30.934 ha đạt 61,8% năng lực thiết kế (bảng 2-3).

Bảng 2-3. Diện tích tưới của HTTL Thạch Nham qua các năm đến nay (ha)

TT Loại cây trồng 1997 1998 1999 2000 2001 2010 1 Lúa cả năm 40.489 44.208 46.054 40.214 33.089 29.129 2 Màu 3.200 3.200 3.200 3.200 3.200 1.493 3 Mía 5.500 5.500 5.500 5.500 5.500 4 Cây CN khác 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 311,6 Cộng 30.934

Nguồn: 1997-2001 theo số liệu của QH thủy lợi, số liệu năm 2010 của Công ty QL&KTCTTL Thạch Nham.

Hiện tại HTTL Thạch Nham cung cấp nước tưới cho hai khu vực là: (1) khu tưới hạ lưu sông Trà Khúc (nước từ kênh chính Bắc tưới cho các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh với lưu lượng 23,5 m3/s và nước từ kênh chính Nam tưới cho các huyện Tư

Nghĩa, Nghĩa Hành với lưu lượng 17,1 m3/s), và (2) khu tưới nam sông Vệ (nước từ

kênh chính Nam được chuyển qua xi phông sông Vệđể tưới cho hai huyện MộĐức và

Đức Phổ thuộc Nam sông Vệ với lưu lượng 13,63 m3/s). Diện tích tưới thực tế của hai kênh chính HTTL Thạch Nham năm 2010 như bảng 2-4.

Ngoài ra, hệ thống cũng tạo nguồn nước cho các công trình thủy lợi nhỏ ở hạ

lưu. Năm 2010 tổng diện tích tạo nguồn cho tưới là 3617 ha, trong đó bằng trọng lực là 3590,5 ha (vụĐông xuân 1739,4 ha, vụ Hè thu 1851,1 ha) và bằng động lực là 27,65 ha (vụĐông xuân 5,5 ha , vụ Hè thu là 22,15 ha) [16]. Tổng diện tích tưới của hệ thống kể cả diện tích tạo nguồn sẽ là 34.551 ha. Bảng 2-4. Diện tích tưới HTTL Thạch Nham năm 2010 Loại cây trồng Kênh chính Bắc Kênh chính Nam Cộng cả hai kênh Ghi chú 1. Cấp nước tưới a) VụĐông xuân 6.186 9.083 15.269 Lúa (ha) 5.752 8.667 14.419 Màu (ha) 310,6 382,6 693,2 Cây CN (ha) 123,5 33,3 156,8 b) Vụ Hè thu 6.409 9.256 15.665 Lúa (ha) 5871 8.840 14.710 Màu (ha) 417,1 382,6 799,7 Cây CN (ha) 121,5 33,3 154,8 c) Cộng cả năm 12.595 18.339 30.934 Lúa (ha) 11.623 17.597 29.129 Màu (ha) 727,7 765,2 1.493 Cây CN (ha) 245,0 66,6 311.6

2 Cấp nước SH và CN lấy từ kênh Thạch Nham q(m3/ngày đêm)

a) KCN Dung Quất 15.000 0 15.000 Cuối kênh B7 b) KCN Tịnh Phong 6.900 0 6.900

Tổng cộng 21.900 0 21.900

Nguồn: Số liệu thống kê của Công ty QL&KTCTTL Thạch Nham

Lượng nước lấy vào hệ thống thực tế

Lựợng nước lấy vào hệ thống được tổng hợp từ số liệu vận hành lấy nước thực tế từ 1994-2010 như bảng 2-5 cho thấy trong 9 tháng mùa kiệt (I-IX) lượng nước lấy vào hệ thống rất lớn từ 400-700 tr.m3, trong đó có 12/17 năm lượng nước lấy vào trên 600 tr.m3. So sánh với nguồn nước đến đập Thạch Nham trong các tháng mùa kiệt cho thấy hiện tại đập Thạch Nham lấy từ 20 % đến 45 % lượng nước mùa kiệt của sông.

Bảng 2-5. Lượng nước lấy vào HTTL Thạch Nham 9 tháng mùa kiệt (Tr. m3)

Năm I II III IV V VI VII VII IX Cộng 1994 23,78 20,67 29,39 40,29 82,11 55,72 34,91 62,15 19,26 368,3 1995 31,94 29,04 26,76 63,52 59,66 70,42 31,94 76,93 32,54 422,7 1996 34,35 40,85 34,35 49,32 63,24 71,94 68,05 95,07 42,44 499,6

Năm I II III IV V VI VII VII IX Cộng 1997 32,51 43,54 50,68 69,81 101,78 99,49 64,53 93,36 58,08 613,8 1998 80,51 79,20 44,20 104,05 88,78 95,70 85,43 106,53 44,09 728,5 1999 31,83 55,61 61,11 63,22 84,57 101,52 103,19 103,90 99,33 704,3 2000 42,27 63,12 91,60 74,90 106,86 103,07 78,80 58,44 32,99 652,0 2001 74,23 89,08 62,42 7,21 13,27 129,40 125,17 83,99 35,82 620,6 2002 80,84 79,69 102,58 66,81 72,47 85,41 75,09 47,44 25,34 635,7 2003 102,81 100,22 69,03 74,86 81,22 86,31 77,70 36,64 25,80 654,6 2004 71,32 73,31 81,74 24,85 93,45 85,23 96,05 45,91 8,22 580,1 2005 83,62 88,52 82,20 28,19 83,78 98,97 90,57 55,01 12,80 623,7 2006 60,35 66,81 86,77 42,04 77,97 107,89 94,78 55,73 10,94 603,3 2007 49,14 67,16 85,36 33,50 58,02 108,58 112,18 74,35 24,16 612,5 2008 65,63 83,79 101,46 49,36 43,45 105,25 109,57 98,37 25,40 682,3 2009 52,11 83,71 104,59 31,88 49,00 105,02 108,46 99,95 10,08 644,8 2010 40,74 95,20 103,09 20,07 45,93 95,42 98,59 80,13 10,91 590,1

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu vận hành lấy nước của HTTL Thạch Nham

Các công trình thủy lợi nhỏ

Theo số liệu thống kê của Chi cục thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi tính đến năm 2010 trên lưu vực sông Trà Khúc có 267 công trình thủy lợi nhỏ, trong đó có 43 hồ chứa, 186 đập dâng và 38 trạm bơm (bảng 2, PL 1) trong đó khu vực thượng lưu có 141 công trình tưới được 2051 ha, khu vực hạ lưu có 108 công trình tưới được 6522 ha. Cộng cả

diện tích của HTTL Thạch Nham năm 2010 tưới được 34.551 ha (kể cả tạo nguồn) thì các công trình thủy lợi trên lưu vực hiện nay đã tưới được gần 41.073 ha trong đó chủ

yếu là lúa nước hai vụĐông xuân và Hè thu.

Ngoài ra, trên lưu vực đang xây dựng hồ chứa Nước trong dự kiến sau 2015 công trình mới đi vào vận hành. Hồ Nước Trong xây dựng trên nhánh suối Nước Trong, có dung tích hữu ích là 268 tr.m3 nhằm bổ sung nguồn nước cho đập Thạch Nham để cung cấp nước cho tưới của HTTL Thạch Nham, cung cấp nước cho KCN Dung Quất và Thành phố Vạn Tường thuộc sông Trà Bồng.

2) Nước dùng cho chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân vùng nông thôn cũng dùng chủ yếu lượng nước khai thác từ giếng của các hộ gia đình nằm trong khu tưới Thạch Nham. Lượng nước bổ cập cho các giếng này cũng chủ yếu là nước thấm từ các kênh tưới của hệ thống Thạch Nham. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.2 Nước sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp

1) Nước dùng cho sinh hot và công nghip ly t kênh Thch Nham

- Theo số liệu của Công ty QL&KTCTTL Thạch Nham thì năm 2010 nước từ

kênh chính Bắc cung cấp cho các KCN tập trung là 21.900 m3/ngày đêm, trong đó KCN Tịnh Phong 6900 m3/ngày đêm và KCN Dung Quất 15.000 m3/ngày đêm. Trong tương lai khi hồ Nước Trong xây dựng xong thì lượng nước cấp từ kênh Thạch Nham cho KCN Dung Quất và thành phố Vạn Tường theo thiết kế sẽ lên đến 3,95 m3/s.

- Nước sinh hoạt của dân cư trong khu tưới Thạch Nham được lấy từ các giếng khai thác nước ngầm tầng nông được bổ cập từ lượng nước thấm của kênh Thạch Nham nên gián tiếp cũng sử dụng nguồn nước lấy vào của HT Thạch Nham.

2) Nước dùng cho sinh hot và công nghip ly trên sông Trà Khúc

Trạm bơm của nhà máy nước Quảng Ngãi đặt ngay sau cầu Trà Khúc lấy nước ngầm tầng nông cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp với công suất khai thác năm 2010 là 20.000 m3/ngày đêm. Lượng nước này cung cấp cho sinh hoạt của dân cư sống trong thành phố Quảng Ngãi và KCN Quảng Phú. Ngoài ra còn các công trình cấp nước tập trung và phân tán quy mô nhỏ phục vụ công nghiệp và dân sinh phân bố rải rác trên lưu vực, chủ yếu là các trạm bơm cấp nước của các cơ sở sản xuất, các thị trấn, chương trình nước sạch nông thôn.

2.1.2.3 Nước dùng cho nuôi trồng thủy sản

- Nuôi cá nước ngọt tại các ao hồ, trong đó có lòng hồ Thạch Nham và các hồ

chứa nhỏ trên lưu vực. Nuôi cá cá lồng trong sông: tại một số khu vực ven sông ở hạ

lưu nhưở xã Tịnh Sơn, Tịnh Long. Hai loại hình này sử dụng nguồn nước tại chỗ nên không làm tiêu hao lượng nước nhưng có làm ô nhiễm nước sông.

- Nuôi trồng thủy sản tại khu vực cửa sông ở một số xã như Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Tịnh Khê, Nghĩa Phú, Nghĩa Hiệp... có một số ao/đầm nuôi trồng thủy sản với diện tích là 285 ha theo số liệu điều tra [34]. Với lượng nước sử dụng cho 1 ha ao nuôi lấy trung bình là 40.000 m3/ha.năm thì lượng nước dùng cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở khu vực cửa sông ước tính là 11,4 triệu m3.

2.1.2.4 Nước dùng cho các nhu cầu sử dụng không tiêu hao 1) Nước dùng cho thủy điện

Theo quy hoạch thủy điện đến năm 2020 sẽ có hồ thủy điện Đăk Rinh, dung tích hữu ích 205,25 tr.m3 phát điện với công suất lắp máy 125 MW được xây dựng và đi vào hoạt động. Ngoài ra hồ chứa Nước Trong cũng kết hợp phát điện với công suất lắp máy 16 MW. Các công trình này không làm tiêu hao lượng nước nhưng sẽ làm biến đổi dòng chảy và tăng lượng dòng chảy mùa kiệt cho khu vực hạ lưu.

2) Nước cho giao thông thủy

Hiện nay nguồn nước của sông Trà Khúc bị suy thoái cạn kiệt rất rõ rệt trong các tháng mùa cạn nên giao thông thủy hạn chế chỉở khu vực gần cửa sông. Khôi phục nguồn nước đểđảm bảo cho giao thông thủy thuận tiện như trước đây là không thểđặt ra trong điều kiện cụ thể như hiện nay, tuy nhiên cũng cần xem xét đảm bảo ở mức tối thiểu để thuyền nhỏ có thểđi lại được trong lạch sâu phía bờ trái của sông.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 39)