Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nƣớc

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 56)

7. Kết cấu của luận văn

1.7.5. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nƣớc

RIA có thể giúp tăng cƣờng việc đánh giá các văn bản pháp luật, chính sách sắp ban hành hoặc đang có hiệu lực để có biện pháp hoàn thiện chúng cũng nhƣ phát hiện những điểm mâu thuẫn trong chính sách, pháp luật. Qua kinh nghiệm của các nƣớc, nhất là kinh nghiệm tiếp nhận RIA ở các nƣớc đang phát triển cho thấy, cách tiếp cận “một cỡ cho tất cả” là trái ngƣợc với mục đích của RIA, mà phải thích ứng với bối cảnh từng nƣớc. Mặt khác, có một số nguyên tắc chung là có thể áp dụng cho nhiều nƣớc khác nhau với

mức độ khác nhau. Sau đây là tóm tắt một số kinh nghiệm áp dụng RIA đối với các văn bản pháp luật chuẩn bị ban hành hoặc đang có hiệu lực.

- Kinh nghiệm cho thấy, không nên coi RIA chỉ có tính chất công cụ kỹ thuật, mà cần đƣợc xem xét nhƣ một phần hữu cơ trong một môi trƣờng cải cách thể chế rộng lớn hơn.

- RIA có mục đích hình thành nên quyết định, chứ không phải ra quyết định. Do đó, những phát hiện của RIA phải đƣợc công bố rộng rãi và phải là cơ sở để quyết định.

- RIA đƣợc áp dụng nhiều hơn đối với một văn bản, chính sách sắp đƣợc ban hành, ít hơn đối với văn bản, chính sách đang có hiệu lực, các tài liệu nghiên cứu cũng tập trung vào dạng RIA thứ nhất, nhƣng tầm quan trọng của RIA dạng thứ hai cũng cần đƣợc chú ý nhiều hơn.

- RIA cần áp dụng đối với tất cả các văn bản có tác động nhất định đối với các nhóm đối tƣợng trong xã hội.

- Quy mô của RIA phụ thuộc vào phạm vi tác động tiềm năng.

- Nội dung của RIA gồm các tác dộng về kinh tế, môi trƣờng, xã hội; tác động tuân thủ của doanh nghiệp; chi phí và lợi ích; rủi ro.

Quy trình thực hiện RIA có ba bƣớc: Bƣớc 1: Chuẩn bị RIA;

Bƣớc 2: Thu thấp thông tin, phân tích và thảo luận kết quả;

Bƣớc 3: Đánh giá tác động của văn bản. Trong đó, việc tham vấn công chúng có vai trò rất quan trọng, vì RIA đƣợc tiến hành không phải để biện luận cho những quyết định đã đƣợc đƣa ra.

- Cơ quan thực hiện văn bản chịu trách nhiệm tổ chức tiến hành RIA; có thể ủy nhiệm chủ thể khác thực hiện RIA nhƣng phải theo dõi việc thực hiện. Ngƣời đứng đầu cơ quan thực hiện ký xác nhận báo cáo RIA cuối cùng

- Cần có đơn vị đánh giá chất lƣọng và xác nhận chất lƣợng, giúp các cơ quan khác bảo đảm chất lƣợng RIA; xác nhận của đơn vị này về chất lƣợng RIA phải là cơ sở để ký xác nhận báo cáo RIA cuối cùng.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở NƢỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)