Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 51)

7. Kết cấu của luận văn

1.7.3. Quy trình thực hiện

1.7.3.1. Chuẩn bị đánh giá tác động

Trong quá trình chuẩn bị đánh giá, cần xác định rõ sẽ đánh giá toàn bộ văn bản, hay chỉ một vài phần của văn bản đó. Tiếp đó, cần xác định các tiêu chí đánh giá nhƣ mức độ đạt đƣợc mục tiêu của văn bản khi ban hành; chi phí - lợi ích của văn bản; mức độ thực hiện văn bản; các hiệu ứng phụ tích cực và tiêu cực… xác định thời điểm của việc đánh giá nếu không đƣợc quy định trong luật[8]. Xác định phƣơng pháp tiến hành nhƣ khảo sát thực địa, điều tra, điều trần trƣớc công chúng… do RIA nhằm so sánh tác động thực tế so với tác động dự đoán của văn bản, cần làm rõ các tác động dự đoán. Thông số về các tác động dự đoán có thể lấy từ RIA đã đƣợc tạo thành đối với dự thảo văn

1.7.3.2. Thu thập và phân tích thông tin về tác động thực tế so với tác động dự đoán

Ở các nƣớc, để tiến hành đánh giá tác động của văn bản, chính sách đang có hiệu lực, ngƣời ta thu thập thông tin về tác động thực tế để so sánh với các tác động dự đoán. Ngoài ra, các nƣớc đó cũng so sánh các thông số thực tế với các thông số trƣớc khi văn bản đƣợc ban hành. Điều này nhằm xác định liệu có thay đổi nào diễn ra nhờ có sự ra đời của văn bản đó hay không.

Các nƣớc thu thập thông tin về tác động thực tế của văn bản đã ban hành bằng nhiều cách. Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện RIA rất cần đến sự tham vấn công chúng[38] đại đa số các nƣớc đƣợc hỏi cho biết đã tiến hành tham vấn công chúng trƣớc và sau khi văn bản, chính sách đƣợc ban hành. Các dữ liệu, thông tin thu thập đƣợc cần đƣợc công bố rộng rãi, kịp thời. Công chúng, các Ủy ban của Quốc hội đều có điều kiện tiếp cận các tài liệu RIA. Bên cạnh đó, các ý kiến của công chúng phải đƣợc tính đến trong quá trình thực hiện RIA[41].

Một công việc không thể thiếu trong khi thực hiện RIA nói chung là tham khảo ý kiến giữa các Bộ với nhau[43]. Những lợi ích của nó cũng tƣơng tự nhƣ tham vấn ý kiến công chúng. Bộ chủ trì cần có kế hoạch, thời gian và thành lập nhóm làm việc để các bộ liên quan có thể tham gia. Tất nhiên, Bộ chủ trì phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin cho các bộ khác về quá trình RIA. Một điều rất quan trọng là phải thu hút đƣợc sự tham gia của cơ quan sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi văn bản đó vào quá trình thực hiện RIA.

Thu thập thông tin là một công việc tốn thời gian và tiền bạc nhất trong cả quá trình RIA[35]. Kinh nghiệm ở đây là cần kết hợp các thông tin chính thức nhƣ các con số thống kê, các tài liệu chính thức của các bộ ngành liên

quan và phi chính thức nhƣ tham vấn công chúng theo các tiêu chí nhƣ khách quan, đúng mục tiêu, đáng tin cậy…

1.7.3.3. Đánh giá văn bản

Ở bƣớc này, các lợi ích, chi phí và tác động đều phải đƣợc phân tích. Mục tiêu chính của việc phân tích là xác định liệu các lợi ích có lớn hơn chi phí không. Kết quả phân tích phải đủ sâu và rộng để cấp có thẩm quyền quyết định, song cũng cần phải phù hợp với trình độ, nguồn lực và thông tin hiện có của cơ quan, tổ chức tiến hành RIA. Không nên tiến hành các phƣơng pháp phức tạp khi nguồn lực hạn chế. Cần định lƣợng hóa các chi phí và lợi ích khi có thể. Nếu nhƣ phân tích ban đầu cho thấy ngay một phƣơng án có lợi ích ròng rõ ràng lớn hơn các phƣơng án còn lại thì không cần phải tiêu tốn nhiều nguồn lực cho việc xác định xác định chính xác mức độ của lợi ích đó.

Ở những nƣớc nhƣ Việt Nam, do hạn chế về nguồn lực và thời gian, hầu hết các thông tin cần thiết thu thập trong quá trình tham vấn. Khi đánh giá tác động đối với doanh nghiệp, phƣơng pháp ít tốn kém nhất nhƣng hiệu quả là xây dựng các ví dụ điển hình từ một số doanh nghiệp điển hình (ví dụ nhƣ doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn) và ƣớc lƣợng chi phí và lợi ích từ phân tích này. Trong các trƣờng hợp khác có thể cần tiến hành khảo sát chính thức đối với một số lƣợng doanh nghiệp. Điều này do cơ quan tiến hành phân tích quyết định.

Các phƣơng pháp thông dụng để đánh giá tác động của văn bản đang có hiệu lực gồm có: phân tích chi phí - lợi ích nhƣ đã nói ở trên; xây dựng các bộ chỉ số tác động của quy định đối với hoạt động kinh tế; công thức chi phí chuẩn; điều tra xã hội học…

Chẳng hạn, hiện nay trong việc phân tích chi phí tuân thủ, công thức chi phí chuẩn (Standard Cost Model - SCM) của Hà Lan đƣợc áp dụng rộng rãi ở

định lƣợng những chi phí mà doanh nghiệp phải chi để thực thi quy định pháp luật. Từ đó, loại bỏ những chi phí không cần thiết, giảm nhẹ gánh nặng thực thi cho doanh nghiệp. Mục đích ban đầu là phục vụ các cơ quan Chính phủ nhƣ, nhƣng ở Úc, doanh nghiệp cũng sử dụng mô hình này để tự tính toán chi phí tuân thủ của mình[37]. Do đó, Văn phòng Doanh nghiệp nhỏ thuộc Bộ Công nghiệp, Du lịch và Tài nguyên đã quyết định đơn giản hóa mô hình của Hà Lan để sử dụng rộng rãi hơn. Vào tháng 4/2006, Chính phủ Úc chính thức bắt buộc sử dụng công cụ phân tích chi phí tuân thủ, công thức chi phí chuẩn đối với tất cả cức dự thảo chính sách, pháp luật trình lên nội các. Ở New Zealand, cơ quan ban hành chính sách và pháp luật, đó là luật hay dƣới luật, đều phải tiến hành đánh giá chi phí tuân thủ của khối doanh nghiệp để làm sao chi phí đó càng thấp càng tốt.

Cần phải đƣa ra các kiến nghị dựa trên việc đánh giá tác động để cấp có thẩm quyền có đầy đủ thông tin đáng tin cậy quyết định về số phận của văn bản: hoặc sửa đổi, hoặc hủy bỏ, hoặc giữ nguyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)