7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Nguyên tắc thực hiện RIA
Bản chất của RIA là việc xem xét đánh giá các đề xuất chính sách quản lí khi đƣợc thể chế hóa thành quy phạm pháp luật. Quá trình đó tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau:
- Tính tƣơng xứng: xem xét và cân nhắc lợi ích và rủi ro có thể. Chỉ áp dụng chính sách khi cần và khi lợi ích cân xứng với rủi ro có thể xảy ra nếu
- Tính chịu trách nhiệm: ngƣời, cơ quan có thẩm quyền ban hành phải chịu trách nhiệm về văn bản đƣợc ban hành trƣớc nhân dân, trƣớc các đối tƣợng chịu sự điều chỉnh của quy định và ngƣời có thẩm quyền trao quyền ban hành quy định.
- Tính nhất quán và minh bạch: tức là có thể biết mình thuộc đối tƣợng nào, có thuộc đối tƣợng bị áp dụng không… dựa trên việc lấy ý kiến và phản hồi của các bên liên quan.
- Rõ ràng (dễ hiểu): công khai rõ ràng (open) đơn giản và gần gũi với ngƣời sử dụng.
- Có mục tiêu: tập trung vào vấn đề chính sách cần giải quyết và giảm thiểu các tác động không mong muốn.
Chất lƣợng của RIA đƣợc xem xét thƣờng xuyên bởi một cơ quan chuyên môn về lập pháp. Chúng cũng đƣợc sử dụng trong các biên bản họp của Quốc hội khi chúng đƣợc đƣa ra nhƣ là căn cứ (chứng cứ) và các thông tin thu thập đƣợc về sự lựa chọn chính sách đang xem xét.
Báo cáo RIA phải xác định đƣợc các phƣơng án, chính sách và sự chọn lựa tối ƣu để giải quyết vấn đề đang đặt ra. Trong số những phƣơng án đó phải có một lựa chọn “không hành động” và ít nhất có một lựa chọn không mang tính pháp lý (giống nhƣ các quy tắc thông lệ, các tiêu chuẩn công nghệ (công nghiệp) hoặc chính sách mang tính sự phối hợp). Một RIA có chất lƣợng sẽ đề cập đến câu hỏi “cách tốt nhất để đạt đƣợc mục đích là gì?”
Về mặt chức năng, hiện nay ngƣời ta xem RIA là một quy trình trong đó: những câu hỏi chính xác đƣợc đƣa ra theo một khuôn mẫu chặt chẽ; Thông tin đƣợc chuyển đến cho những ngƣời có thẩm quyền quyết định và những đối tƣợng chịu tác động nhằm tạo điều kiện cho một cuộc tranh luận về chính sách mang tính rộng lớn và minh bạch hơn; Những quyết định chính sách dựa
trên sự lựa chọn phƣơng án cụ thể của cơ quan có thẩm quyền đƣợc xem xét một cách hệ thống và nhất quán.
Thực tiễn hiện nay, RIA là phần mở rộng của hoạt động hoạch định chính sách hiện hành của nhiều Chính phủ, thể hiện ở việc nêu ra đúng câu hỏi, nghiên cứu tính phức tạp của vấn đề và các hậu quả của hành vi; duy trì sự đối thoại rộng rãi phong phú và hiệu quả hơn về các giải pháp lựa chọn. Điều đó có nghĩa, RIA là một phƣơng pháp tiếp cận dựa trên các luận cứ khoa học đƣợc rút ra trong quá trình banh hành quyết định. Quy trình nêu câu hỏi, nghiên cứu và trao đổi thông tin thông qua một phƣơng pháp tiếp cận có tính hệ thống này là phần cốt lõi của một Chính phủ luôn muốn nâng cao năng lực của mình để giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với công dân của mình.
Thực chất, RIA đã trở thành một trong những phƣơng pháp mà thông qua đó khuyến khích sự tăng cƣờng học hỏi của xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, giúp cho nhiều quyết định chính sách công khó khăn có thể đƣợc thông qua.