Chủ thể đánh giá tác động và trách nhiệm của các cơ quan

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

1.7.4.Chủ thể đánh giá tác động và trách nhiệm của các cơ quan

Thông thƣờng, RIA do Bộ chủ trì tiến hành và đóng vai trò chính, trừ một số trƣờng hợp thuê tƣ nhân thực hiện. Sở dĩ nhƣ vậy vì các Bộ thƣờng xuyên đối mặt với các vấn đề đòi hỏi phải có chính sách và pháp luật giải quyết, do đó có đủ kiến thức và kinh nghiệm về chúng. Trong đó, vai trò của các chuyên gia thuộc biên chế của Bộ là rất lớn. Trong một số trƣờng hợp, chính phủ các nƣớc có thể thành lập nhóm công tác liên Bộ để tiến hành phân tích chính sách, nhƣng Bộ chủ trì vẫn đóng vai trò chủ đạo.

Do đó, ở các nƣớc có tiến hành RIA, có các mô hình sau về cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện RIA.

- Thƣ nhất, cơ quan nào chủ trì soạn thảo văn bản hoặc cơ quan nào đóng vai trò sẽ thực hiện chính văn bản sẽ ban hành thì tiến hành RIA; theo thống kê, đại đa số theo mô hình này (Xem phụ lục 5)[44].

- Thứ hai, trách nhiệm này thuộc về Bộ Tƣ pháp hoặc Bộ Tài chính[45]. Nếu thuê, chỉ thuê một số công việc nhƣ thu thập thông tin, tập hợp thông tin… hoặc cơ quan này có thể ủy nhiệm cho một tổ chức chuyên môn hoặc công ty tiến hành công việc này và theo dõi việc thực hiện[14]. Sở dĩ nhƣ thế vì họ muốn nâng cao và ràng buộc trách nhiệm của cơ quan soạn thảo văn bản sẽ đƣợc ban hành; đồng thời nâng cao năng lực của cơ quan đó qua “vừa học, vừa làm”.

Kinh nghiệm các nƣớc cho thấy, điều quan trọng là phải chỉ định và mời những cán bộ, chuyên gia giỏi, thạo việc tham gia thực hiện RIA. Trong khi đó, mặc dù RIA liên quan đến quá trình xây dựng pháp luật, nhƣng nó chủ yếu lại áp dụng các phƣơng pháp kinh tế thực hiện, vì vậy cần quy định rõ thành phần của nhóm thực hiện RIA nhất định phải có chuyên gia về kinh tế, pháp luật, và trong những trƣờng hợp cần thiết cần có chuyên gia về môi trƣờng, văn hóa, xã hội… tham gia. Cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc thực hiện văn bản có thẩm quyền và nghĩa vụ đảm bảo thành phần nhƣ vậy.

Một vấn đề quan trọng khác là theo kinh nghiệm các nƣớc, cần thiết lập cơ quan trung ƣơng, độc lập với các Bộ, có đủ năng lực và thẩm quyền, chuyên trách theo dõi việc thực hiện RIA và kiểm soát chất lƣợng của RIA do các cơ quan của Chính phủ thực hiện[35]. Ở Mỹ, một bộ phận thuộc văn phòng Quản lý và Ngân sách (Office of Management and Budget - OMB) của Tổng thống theo dõi, đánh giá việc thực hiện RIA của các cơ quan của Chính phủ liên bang. Mặc dù OMB ít khi bác bỏ dự thảo văn bản, nhƣng tác động của cơ quan này đối với việc ban hành là rất quan trọng. Ở Anh, vào giữa

các phụ trách theo dõi việc đánh giá tác động kinh tế của dự thảo văn bản quản lý. Đến nay, sau nhiều lần sắp xếp, công việc này do Ban Tối ƣu hóa Quy định quản lý (Better Regulation Unit) thuộc văn phòng Nội các đảm nhận. Còn các Ban cùng tên gọi ở các Bộ và cơ quan hành pháp độc lập phải đánh giá tác động của văn bản do Bộ đó định ban hành đối với doanh nghiệp[41].

Cần xây dựng và phát triển năng lực, kỹ năng tối thiểu về thực hiện RIA ở các Bộ, cơ quan khác có liên quan đến quy trình ban hành pháp luật, chính sách[41]. Để công đoạn phân tích chính sách đƣợc thực hiện hiệu quả, nhất là ở những nƣớc còn ít kinh nghiệm, các chuyên gia khuyến cáo cần xuất bản những cuốn cẩm nang về vấn đề này, biên soạn các danh mục những điều cần làm ngay (checklists), tổ chức, các khóa tập huấn, hội thảo. Về dài hạn, cần có những nguồn lực riêng để thu thập và phân tích thông tin cần thiết. Trƣớc mắt, có thể tập huấn cho cán bộ các bộ biết cách tận dụng kết quả nghiên cứu của chuyên gia bên ngoài. Ở New Zealand, những công việc nâng cao năng lực này do đơn vị về RIA thuộc Bộ Phát triển Kinh tế phụ trách. Ở nhiều nƣớc khác có thể các Bộ khác nhau tổ chức các khóa tập huấn cho những cán bộ liên quan.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 54)