Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo pháp lệnh và dự thảo nghị định

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 95)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo pháp lệnh và dự thảo nghị định

nghị định

Báo cáo Đánh giá tác động của Dự án Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tầu bay năm 2009 do Toà án nhân dân tối cao thực hiện và Đánh giá tác động Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ do Bộ giao thông vận tải thực hiện chỉ tƣơng tự nhƣ một Tờ trình. Ví dụ Đánh giá tác động Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ có các nội dung sau đây:

I. Sự cần thiết ban hành Nghị định: nêu lên các điểm còn tồn tại, bất cập khi thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ theo quy định tại Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/09/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ. Vì vậy, để kịp thời điều chỉnh những vấn đề mới nảy sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn giao thông đƣờng bộ, cần sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và để thuận tiện cho công tác triển khai thực hiện, cần phải ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 146/2007/NĐ- CP.

II. Nguyên tắc xây dựng Dự thảo Nghị định

Việc xây dựng Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ (thay thế Nghị định số 146/2007/NĐ-CP) bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc nhƣ sau:

1. Xác định đúng, đủ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ để quy định chế tài xử phạt tƣơng xứng với hành vi vi phạm, bảo đảm tính khả thi và tác dụng răn đe, ngăn chặn

2. Kế thừa và phát huy những ƣu điểm của các quy định vẫn còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khắc phục đƣợc cơ bản những hạn chế bất cập của Nghị định số 146/2007/NĐ-CP.

3. Các nội dung của Dự thảo Nghị định bảo đảm tính phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.

III. Một số vấn đề cụ thể đƣợc giải quyết trong dự thảo Nghị định

1. Quy định xử phạt đối với ngƣời điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe đạp máy vi phạm hành vi chở trẻ em từ đử 6 tuổi trở lên ngồi trên không đội mũ bảo hiểm trong Dự thảo Nghị định;

2. Quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ của các lực lƣợng Cảnh sát khác (không phải là Cảnh sát giao thông đƣờng bộ) và Công an xã đối với một số hành vi vi phạm cụ thể trong Dự thảo Nghị định.

3. Quy định xử phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý, bảo vệ công trình giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn giao thông đƣờng đô thị trùng với quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng (Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009);

4. Đối với một số nội dung quy định mới của Luật giao thông quy định mới của Luật giao thông đƣờng bộ năm 2008 nhƣ: việc sử dụng giấy phép lái xe hạng FC để điều khiển xe ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; quy định phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trƣớc và phía sau xe khi đỗ xe chiếm một phần đƣờng xe chạy.

Với các nội dung trên cho thấy việc đánh giá tác động Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đƣờng bộ chỉ mang tính hình thức (có một bản mang tên gọi là báo cáo đánh giá tác động), còn nội dung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động của một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 95)