Phân tích chính sách trong chu trình chính sách[11]

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.6.2. Phân tích chính sách trong chu trình chính sách[11]

Chính sách đƣợc hình thành và thực thi trong một chu trình, khởi đầu bằng quyết sách lớn; tiếp đó là việc xây dựng chính sách cụ thể để xác định những phƣơng án ban hành dƣới hình thức thể hiện thích hợp; sau khi đƣợc ban hành, chính sách đƣợc thực thi và đánh giá nhằm tiếp tục hoàn thiện. Trong chu trình đó, việc PTCS đối với dự luật nằm ở khâu thứ hai - xây dựng chính sách.

Ở nhiều nƣớc châu Âu, quá trình làm chính sách thƣờng đƣợc chia thành 12 khâu khác nhau. Bƣớc PTCS hiện diện phần nào trong hai khâu đầu, nhƣng trực tiếp thể hiện ở khâu thứ ba. Các nƣớc theo mô hình Anh - Mỹ cũng có những khâu tƣơng tự, chỉ khác biệt ở chỗ việc soạn thảo luật tập trung vào một cơ quan chuyên biệt nằm ở Bộ Tƣ pháp.

Thông thƣờng, toàn bộ bƣớc PTCS trong lập pháp do bộ chủ trì tiến hành và đóng vai trò chính, trừ những trƣờng hợp hiếm hoi thuê tƣ nhân làm. Sở dĩ nhƣ vậy vì các bộ thƣờng xuyên đối mặt với các vấn đề đòi hỏi phải có

chính sách và pháp luật giải quyết, do đó có đủ kiến thức và kinh nghiệm về chúng. Trong đó, vai trò của các chuyên gia thuộc biên chế của bộ là rất lớn. Trong một số trƣờng hợp, chính phủ các nƣớc có thể thành lập nhóm công tác liên bộ để tiến hành PTCS, nhƣng bộ chủ trì vẫn đóng vai trò chủ đạo.

Trong nội bộ của bộ chủ trì, công việc PTCS đƣợc đặt lên vai một nhóm công tác gồm các chuyên gia của các bộ phận khác nhau (vụ, cục) thuộc bộ đó, hoặc gồm chuyên gia của một vụ, cục liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề cần giải quyết. ở các nƣớc châu Âu, thậm chí cả những nƣớc nhƣ Anh, Đức, Tây Ban Nha, không một nƣớc nào có bộ phận chuyên PTCS đặt trong các bộ, mà sẽ có một nhóm chuyên gia đƣợc triệu tập để xây dựng chính sách cho dự luật đó. Nhiệm vụ của họ khi PTCS là cung cấp những thông tin chuẩn xác, tin cậy nhất cho Bộ trƣởng và chính phủ ra quyết định.

1.6.3. RIA, một công cụ phân tích chính sách

Từ những hiểu biết về phân tích chính sách nhƣ trên, có thể thấy, RIA là công cụ phân tích chính sách hiệu quả. RIA có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc và nền kinh tế, bởi lẽ:

RIA phân tích, xác định đƣợc chi phí và lợi ích của các giải pháp quản lý nhà nƣớc; từ đó, sử dụng các biện pháp hợp lý với chi phí thấp nhất; giảm đƣợc những thất bại của chính sách.

RIA giúp tham vấn và trao đổi với các nhóm lợi ích khác nhau liên quan đến chính sách, pháp luật; nhờ đó, nâng cao đƣợc độ minh bạch của chính sách, luật pháp; xây dựng và cũng cố đƣợc niềm tin của dân chung vào luật pháp chính sách; giảm đƣợc các rủi ro cho khu vực tƣ nhân; giảm độc quyền thông tin.

RIA sẽ giúp và cải thiện phối hợp chính sách giữa các bộ và cơ quan chính phủ. RIA giúp liên kết và thống nhất đƣợc các mục tiêu khác nhau của

các chính sách khác nhau (kinh tế, xã hội và môi trƣờng); qua đó, giúp đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của chính sách nhà nƣớc.

RIA giúp thay đổi văn hoá và tƣ duy quản lý nhà nƣớc, giảm những can thiệp không cần thiết và các quy định mang tính hình thức; qua đó, tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nƣớc đối với dân chúng và xã hội; thúc đẩy văn hoá quản lý hƣớng theo phục vụ hơn là kiểm soát và xây dựng một chính phủ năng động; sử dụng các phƣơng pháp quản lý hợp lý hơn, phù hợp hơn với điều kiện đã thay đổi.

Từ thực tiễn áp dụng, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) kết luận rằng RIA đã giúp cải thiện cách thức, động lực và văn hóa hoạch định chính sách, cụ thể nhƣ cải thiện hiệu quả chi phí của việc hoạch định chính sách và giảm số lƣợng các chính sách không cần thiết, kém chất lƣợng[45]. RIA giảm và thay đổi 20% các chính sách ở Hà Lan; còn Hàn Quốc, sau năm đầu tiên triển khai RIA, trên 25% chính sách không đƣợc ủy ban cải cách Chính sách chấp thuận. RIA đƣợc Cục bảo vệ môi trƣờng Hoa Kỳ áp dụng và cho kết quả là, rất nhiều quy định tạo ra với ít chi phí hơn nhƣng cho kết quả tƣơng đƣơng, thậm chí bảo vệ môi trƣờng tốt hơn. ở Anh, chi phí để tuân thủ quy định mới về nhiệt độ bảo quản thực phẩm đã giảm đƣợc khoảng 40 triệu bảng hàng năm sau khi RIA cho thấy rằng việc tăng nhiệt độ bảo quản thực phẩm không ảnh hƣởng đến chất lƣợng thực phẩm.

1.7. Kinh nghiệm của một số nƣớc thuộc khối OECD về thực hiện RIA

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 40)