Nâng cao hiệu quả báo cáo RIA

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 120)

7. Kết cấu của luận văn

3.8. Nâng cao hiệu quả báo cáo RIA

Tăng ngân sách phân bố cho việc thực hiện RIA theo hƣớng tập trung cho các hoạt động thu thập số liệu và bằng chứng.

Rút gọn bộ hồ sơ dự án xây dựng pháp luật theo hƣớng tăng chất, giảm lƣợng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình ra quyết định. Ví dụ nhƣ có thể đƣa báo cáo tổng kết thi hành luật pháp vào báo cáo RIA.

Lãnh đạo ban soạn thảo cần coi RIA không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà quan trọng hơn là một quá trình xây dựng pháp luật dựa trên bằng chứng.

Các cơ quan thẩm tra thẩm định cần yêu cầu báo cáo RIA có chất lƣợng cao hơn và sử dụng công khai các báo cáo này trong tranh luận và thảo luận.

Chƣa có quy định về nội dung của một báo cáo RIA, giải pháp đề xuất là phải đƣa ra quy định cụ thể về mục tiêu, nhiệm vụ, các nội dung mà một báo cáo RIA cần phải đạt đƣợc.

Mẫu Đánh giá tác động Thông tin về văn

bản Đánh giá tác động

Nội dung đánh giá tác động

1 Tên văn bản Đánh giá tác động

Ghi tên dự thảo văn bản/đề xuất quy định đƣợc đánh giá tác động

2 Xác định mục đích và tác động dự kiến

Nếu rõ kết quả/tác động dự kiến khi ban hành văn bản. Nêu rõ mục đích của hành động can thiệp

3 Xác định vấn đề Xác định phân tích vấn đề.

Đánh giá mức độ quan trọng của vấn đề.

Chứng minh tại sao không thể giải quyết vấn đề đã xác định bằng cơ chế kinh tế mà cần có hành động ban hành quy định của Chính phủ.

Chứng minh tại sao không thể giải quyết vấn đề đã xác định bằng các quy định hiện hành hoặc các sửa đổi 4 Xác định phƣơng

án thay thế

Xác định tất cả các phƣơng án thay thế có thể chấp nhận để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, bao gồm các phƣơng án không dẫn đến việc trực tiếp ban hành quy định của Nhà nƣớc

5 Đánh giá các giải pháp, phân tích tác động

Đánh giá tất cả các phƣơng án thay thế có thể chấp nhận để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, bao gồm các phƣơng án không dẫn đến việc trực tiếp ban hành quy định của Nhà nƣớc.

Xác định kết quả dự kiến khi thực hiện đề xuất quy định, bao gồm ƣớc tính chi phí dự kiến, các lợi thế dự

kiến cho doanh nghiệp, công dân và Nhà nƣớc sau khi thực hiện quy định. Xem xét Phân bố tác động và tác động đối với quyền tự do và các quyền cơ bản của công dân.

6 Tuyên bố về việc lấy ý kiến

Trong quá trình soạn thảo dự thảo văn bản và văn bản Đánh giá tác động, nêu rõ phƣơng pháp lấy ý kiến và phƣơng thức ban hành quy định.

Tóm tắt các ý kiến đóng góp, bao gồm cả ý kiến ủng hộ và phản đối, việc thực hiện đề xuất quy định và bất kỳ bằng chứng nào có liên quan nhận đƣợc hoặc phát hiện đƣợc.

Nêu rõ đề xuất quy định và Đánh giá tác động đã đáp ứng nhƣ thế nào ý kiến đóng góp nhận đƣợc từ các bên liên quan.

7 Thực hiện và tuân thủ

Chứng minh về tính hợp lý của thời gian đề xuất quy định có hiệu lực.

Đánh giá khả năng áp dụng và đáp ứng các yêu cầu trong đề xuất quy định tuỳ theo nguồn lực sẵn có của các cơ quan trung ƣơng, địa phƣơng, cá nhân, tổ chức pháp chế phải áp dụng, đáp ứng các yêu cầu này, thực hiện đề xuất quy định.

8 Tổng kết khuyến nghị

Trình bày các lý lẽ ủng hộ các lợi thế của phƣơng án đƣợc lựa chọn trong việc đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Mô tả cơ chế, hành động, đảm bảo vấn đề đã đƣợc xác định sẽ đƣợc giải quyết bằng việc thực hiện đề xuất quy định.

trƣờng hợp quy định đƣợc áp dụng là có thể với chi phí thấp nhất cho các doanh nghiệp, ngƣời dân và nhà nƣớc.

Chứng minh các lợi thế có đƣợc khi thực hiện đề xuất quy định có thể biện minh đƣợc cho chi phí tƣơng ứng trong trƣờng hợp chi phí và/hoặc lợi thế không thể xác định đƣợc bằng phƣơng pháp định lƣợng.

9 Giám sát và Đánh giá

Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đề xuất quy định

Xác định các hành động cần phải thực hiện để theo dõi, giám sát và đánh giá tính hiệu quả của đề xuất quy định trong trƣờng hợp đề xuất đƣợc đƣa vào áp dụng.

KẾT LUẬN

Nhận thức về RIA là một vấn đề mới ở Việt Nam, cùng với nhận thức về phân tích chính sách, một công cụ quan trọng để nâng cao chất lƣợng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Luận văn đã bƣớc đầu hệ thống đƣợc các nhận thức cơ bản về RIA, vai trò và ý nghĩa của RIA đối với công tác xây dựng VBQPPL, thực chất là nâng cao tính hợp lý của văn bản, tránh việc ban hành những văn bản “treo”, những văn bản thiếu tính khả thi trong hệ thống VBQPPL.

Việc thực hiện RIA ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu. Các nguồn lực cần thiết để thực hiện RIA còn hạn chế so với các quốc gia khác. Lĩnh vực ƣu tiên chính hiện nay của Việt Nam là nâng cao năng lực và hỗ trợ công tác thực hiện RIA. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng RIA không chỉ là một báo cáo đơn thuần mà lợi ích thực sự của nó đến từ việc thực hiện quy trình phân tích chính sách, trong đó các bên liên quan khác có cơ hội tham gia và liên tục đặt các câu hỏi: Liệu có cần ban hành các quy định không, và nếu cần thì giải pháp tốt nhất là gì? Chính những hoạt động tự đáng giá và liên tục lấy ý kiến các bên liên quan sẽ cải thiện chất lƣợng dự thảo văn bản. RIA là một công cụ và đồng thời cũng là một cơ hội để điều chỉnh VBQPPL cho phù hợp nhất trƣớc khi đƣa vào thực hiện. Do đó, cần tạo điều kiện để RIA biến cơ hội thành lợi ích thiết thực cho hoạt động xây dựng pháp luật và phát triển của đất nƣớc.

Mỗi văn bản QPPL là một sản phẩm của công nghệ làm luật. “Công nghệ hiện đại thì sản phẩm có chất lƣợng cao; công nghệ lạc hậu thì sản phẩm kém chất lƣợng. Điều này đúng cho mọi sản phẩm, trong đó có cả các sản phẩm của hoạt động lập pháp”[7]. Thực hiện tốt RIA là một cách đổi mới công nghệ làm luật, ứng dụng khoa học vào công nghệ này, loại bỏ dần kiểu

làm luật theo kinh nghiệm, thói quen, đƣa ra các quy phạm chung chung, không chết ai mà thiếu tính hiệu lực, hiệu quả.

Cuối cùng, câu trả lời cho nhu cầu áp dụng RIA là một công cụ không thể thiếu trong xây dựng văn bản QPPL, phải tìm cả ở ý nghĩa thực sự của một nhà nƣớc biết “hạn chế quyền lực”[5]. Nếu nhà nƣớc không thực sự cần ban hành văn bản hiệu quả, thiết thực, để phục vụ cho lợi ích công, cho ngƣời uỷ quyền cho nhà nƣớc là nhân dân, thì RIA chỉ là nhãn hiệu hình thức, tính hợp lý của văn bản QPPL chƣa quan trọng bằng tác động của “nhóm lợi ích”[23] và hội chứng nhiệm kỳ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Raymond Mallon & Lê Duy Bình (2007), Cẩm nang thực hiện một quá trình Đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA), Hà Nội, Việt Nam.

2. Bộ Tƣ pháp (2006), Bình luận về Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, NXB Tƣ pháp, tr.148.

3. Xem thêm: Đặng Văn Chiến, Quyền sáng kiến pháp luật và việc chuẩn bị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Kỷ yếu hội thảo “Sáng kiến pháp luật và việc chuẩn bị Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh”, Hải Phòng 2004.

4. Nguyễn Đăng Dung, Võ Trí Hảo (2007), Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Xem thêm: Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Sỹ Dũng (2010), Phân tích chính sách-công đoạn quan trọng của quy trình lập pháp, Trang web Trung tâm đại biểu dân cử, tháng 11/2010, nguồn: http://www.ttbd.gov.vn/.

7. Nguyễn Sĩ Dũng (2007), Thế Sự Một góc nhìn, NXB Tri thức.

8. Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Hạnh (2008), Đánh giá tác động

pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 5/2008. 9. Phạm Tuấn Khải (2007), Một số yếu tố cơ bản tác động đến cơ chế xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước Pháp quyền ở Việt Nam, Trang web chinhphu.vn, ngày 28/3/2007.

10. Nguyễn Đức Lam (2007), Các bước làm luật: ở người và ở ta, Hội thảo của Viện Chính sách pháp luật và phát triển về quy trình lập pháp.

11. Nguyễn Đức Lam (2008), Phân tích chính sách trong quy trình lập pháp ở các nước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 12, 13/2008, tr. 49-58.

12. Nguyễn Đức Lam (2011), Bộ lọc RIA, Hội nghị kỹ năng lập pháp tháng 8 năm 2011.

13. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Lý luận nhà nước và pháp

luật, NXB Giao thông vận tải.

14. Ramon Mallon (2005), Cẩm nang thực hiện quá trình đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA), Khuôn khổ hợp tác giữa GTZ và Ban Nghiên cứu của Thủ tƣớng Chính phủ, Hà Nội, 2005, tr. 9-10.

15. Nguyễn Thị Kim Tiến (2009), Thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng và các vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Báo sức khỏe và đời sống, số thứ năm, ngày 26/2/2009.

16. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, NXB Công an nhân dân.

17. OECD (2010), Đơn giản thủ tục hành chính ở Việt Nam: Hỗ trợ nâng cao tính cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam, Cutting Red Tape, OECD Publishing.

18. World Bank (2010), Báo cáo phát triển VN 2010, tr.88.

19. USAID - VNCI - CIEM, Tình hình thực hiện đánh giá tác động pháp luật (RIA) tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010, Hà Nội tháng 8/2010.

20. Văn phòng Quốc hội (2008), Báo cáo nghiên cứu-sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề liên quan đến quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, tr.10.

21. Nhận xét về vấn đề này, vào thời điểm đó có đại biểu Quốc hội đã nói: “Luật giám sát của Quốc hội thì vẫn chƣa đƣợc thông qua nhƣng có

những luật chƣa thật cấp thiết lại đƣợc đƣa ra thông qua”. Xem Biên bản tập hợp ý kiến thảo luận tại Hội trƣờng, Phiên họp ngày 20/3/2002.

22. Theo Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội về chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII(2007-2011) và năm 2008 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị quyết: số 12/2008/QH12 ngày 06/5/2008, số 27/2008/QH12 ngày 15/11/2008, số 31/2009/QH12 ngày 17/6/2009.

23. Xem thêm “Nhóm lợi ích gây sức ép đòi nới lỏng tiền tệ?”, Báo điện tử http://tamnhin.net, ngày 03/9/2011.

24. Mr. Ron van Konkelenberg, chuyên gia của ADB.

Các văn bản và dự thảo văn bản lấy từ internet:

25. Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá 18 năm thực hiện pháp luật về

khám bệnh, chữa bệnh tại một số địa phƣơng. Nguồn:

http://duthaoonline.quochoi.vn.

26. Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Luật Nuôi con nuôi. http://www.moj.gov.vn.

27. Báo cáo đánh giá tác động dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh và các tài liệu kèm theo. Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn.

28. Báo cáo đánh giá các điểm mạnh và yếu của Luật Doanh nghiệp và kiến nghị bổ sung, sửa đổi. Nguồn: http://agro.gov.vn.

29. Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm

pháp luật (sửa đổi). Hà Nội tháng 5/2008. Nguồn:

http://duthaoonline.quochoi.vn.

30. Bộ Tƣ pháp, Báo cáo tổng kết thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nƣớc gây ra trong khi thi hành công vụ. Nguồn: http://www.moj.gov.vn.

31. Cải cách Luật Doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam. Nguồn: http://www.quantri.com.vn.

32. Các văn bản trên đƣợc lấy từ internet. Nguồn:

http://duthaoonline.quochoi.vn; http://www.vibonline.com.vn;

http://www.toaan.gov.vn; http://www.mt.gov.vn.

33. Đánh giá tác động Luật doanh nghiệp thống nhất và Luật đầu tƣ chung, Hà Nội tháng 2/2005. Nguồn: http://agro.gov.vn.

34. Đề cƣơng giới thiệu Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nguồn: http://www.moj.gov.vn.

Tiếng Anh:

35. Scott Jacobs (2006), Current trends in RIA: The challenges of mainstreaming RIA into policy making, Jacobs and Associates, www.regulatoryreform.com.

36. OECD (2001), Improving Policy Instrument through Impact Assessement, SIGMA Papers No 31, p.10.

37. Minstry of Economic Development of New Zealand (2001), Business Compliance Cost Statements-Guidelines for Departments, 6/2001.

38. OECD (1994), Improving the Quality of Laws and Regulations: Economic, Legal, and Managerial Techniques.

39. Cesar Cordova Novion (2007), Evaluating the Impact of Regulations and Regulatory Policies on the Private Sector, www.regulatoryreform.com, 2007.

40. Fred Anderson el al, Regulatory Improvement Legislation: Risk Assessement, Cost-Benefit Analysis, and Judicial Review (2001) 11 Duke Environmental Law and Policy Forum 89, p.96-101.

42. Eric A Posner (2001), Cost-Benefit Analysis As A Solution to A Principle-Agent Problem, 53 Administrative Law Review 289.

43. David M. Olson (1980), The Legislative Process-A Comparative Approach, Harper & Row Publishers, New York, p.176-178.

44. OECD, Law Drafting and Regulatory Management in Central and Eastern Europe, Sigma Paper No 18.

45. Ulrich Karpen, Implementation of Legislative Evaluation in Europe, Current Models and Trends (2004) 6 European Journal of Law Reform 57, tr. 58; OECD, Improving Policy Instruments through Impact Assessment, SIGMA Papers No 31, tr.61.

46. Norman Lee (2002), Developing and Applying Regulatory Impact Assessement Methodologies in low and middle income countries, Working Paper No 30, Centre on Regulation and Competition, University of Manchester.

PHỤ LỤC 1

Xu hƣớng áp dụng RIA tại các quốc gia OECD (1874-2008)

Nguồn: OECD (2009), Indicators of Regulatory Management Systems, p.64, Paris, Tài liệu tại trang web của OECD: http://www.oecd.org/

PHỤ LỤC 2

Các yếu tố quan trọng đối với việc thực hiện RIA ở Việt Nam 97.30% 88.00% 94.70%93.00% 62.20% 84.00% 51.50% 60.00% 73.50% 81.50% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% Tài chính Kỹ năng phân tích của cán bô Cam kết của lãnh đạo cấp cao Cơ quan giám sát chất lượng Tuyên truyền phổ thông về RIA

Nguồn: Tình hình thực hiện đánh giá tác động pháp luật (RIA) tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010, tr.13, USAID - VNCI - CIEM, tháng 8/2010.

PHỤ LỤC 3

10 nhân tố để áp dụng RIA hiệu quả tại các quốc gia OECD

Áp dụng RIA hiệu quả:

1. Tối đa hoá cam kết chính trị đối với RIA

2. Phân bổ trách nhiệm về các nhân tố chƣơng trình RIA một cách cẩn trọng 3. Tập huấn đào tạo cho các nhà lập quy

4. Sử dụng một phƣơng pháp phân tích nhất quán nhƣng linh hoạt 5. Xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc thu thập dữ liệu

6. Định hƣớng các nỗ lực thực hiện RIA

7. Tích hợp RIA và quá trình hoạch định chính sách càng sớm càng tốt 8. Truyền thông về các kết quả đạt đƣợc

9. Huy động sự tham gia rộng rãi của công chúng

10. Áp dụng RIA đối với quy định hiện tại cũng nhƣ quy định mới

Nguồn: Best Practices on Regulatory Impact Analysis in OECD countries, Sofia, Bungaria, 23 january 2003. Tài liệu tại trang web của OECD: http://www.oecd.org/

PHỤ LỤC 4

Các mặt của RIA tại các quốc gia OECD

Nguồn: Best Practices on Regulatory Impact Analysis in OECD countries, p.5, Sofia, Bungaria, 23 january 2003. Tài liệu tại trang web của OECD.

PHỤ LỤC 5

Yêu cầu đối với RIA tại các quốc gia OECD Quốc gia Dạng RIA Quy định ở đâu Phạm vi áp dụng Ngƣời thực hiện Tính công khai Kiểm soát chất lƣợng Úc Chi phí /lợi ích Chính sách của nội các, một số luật Dự luật, các quy định, quyết định dƣới luậtcó tác động tới doanh nghiệp Cơ quan ban hành Có.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)