TRANH LÀNG SÌNH

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 65)

Làng Sình có tên chữ là Lại Ân thuộc tổng Hoài Tài huyện Tư Vang, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa (nay là huyện Hương Phú- Thừa Thiên Huế). Làng nằm ở ven bờ Nam hạ lưu sông Hương, cách Huế không xa

(bên kia sông Bảo Vĩnh). Làng Sình nổi tiếng về hội vật mùng mưới tháng Giêng. Nhưng Làng Sình còn nổi tiếng về một nghề làm tranh thờ in ván khắc. Trước kia hầu hết tranh thơ in ván bày bán ở chợ vùng này do dân làng Sình nên gọi là “tranh Sình”.

Thời hưng thịnh của tranh Sình, những người trong các gia đình ở đây đều biết in và tô màu cho tranh. Tranh làm ra bán buôn ngay tại nhà hay bán cho hàng mã ở chợ, có khi được đặt từ trước. Giấy in tranh là giấy mộc, màu trước kia lấy từ màu tự nhiên (thực vật, kim loại, sò điệp), sau là sản phẩm hóa học gồm các màu cơ bản đỏ, xanh, vàng đen. Bản khắc từ gỗ mít. Tranh ở đây in lối ngửa ván rồi dùng tay vuốt giấy cho phẳng, in lấy một nét và mnảg đen, sau dực vào đấy mà tô màu. Một số tranh in đen xong là hoàn chỉnh.

Tranh sình chủ yếu là tranh thờ, tranh cúng lễ phục vụ tín ngưỡng dân gian. Tranh làng Sình có khoảng 50 đề tài khác nhau, phản ánh tín ngưỡng cổ sơ, tưtưởng của người Việt cổ trước một thiên nhiên hoang sơ, thần bí và linh dị. Cuộc sống của con người bị chi phối nhiều tai họa nên họ cần đến sự che chở của thần linh. Người ta cúng tranh để cầu mong người tên, vật thịnh, phụ nữ sinh nở được “mẹ tròn con vuông”, trẻ em mau lớn, người ốm chóng khỏi.

Bên cạnh ý nghĩa thờ cúng, tranh Sình còn khắc họa bằng hình ảnh sinh động những sinh hoạt văn hóa, xã hội, lao động. Nhóm tranh muôn thú thuộc (chậu hoa, thuyền bè..). Tranh Sình đơn giản nhưng đẹp một cách bình dị, tự nhiên. Một trong những đề tài khá phổ biến và đẹp là bộ tranh tố nữ, mỗi bức vẽ mt cô đứng biểu diễn một loại nhạc cụ. Trang phục của các cô đều giống nhau là áo “mã tiên”, “áo trắng dài mặc trong, sáo cánh màu bận ngoài, màu áo có thể thay đổi khi tô màu sao cho vui.

Tranh làng Sình nặng nề về tính chất thờ cúng, chưa đáp ứng được yêu cầu thưởng thức của dân gian, chưa phản ánh được niềm lạc quan, yêu đời như tranh tết, tranh sinh hoạt Đông Hồ. Tranh làng Sình đã bị thất truyền từ lâu, nhưng dẫu sao nó đã có một thời gian gẫn gũi với bao gia đình ở miền Trung.

Thời hưng thịnh của tranh Sình, những người trong các gia đình ở đây đều biết in và tô màu cho tranh. Tranh làm ra bán buôn ngay tại nhà hay bán cho hàng mã ở chợ, có khi được đặt từ trước. Giấy in tranh là giấy mộc, màu trước kia lấy từ màu tự nhiên ( thực vật, kim loại, sò điệp), sau là sản phẩm hóa học gồm các màu cơ bản đỏ, xanh, vàng đen. Bản khắc từ gỗ mít. Tranh ở đây in lối ngửa ván rồi dùng tay vuốt giấy cho phẳng, in lấy một nét và mnảg đen, sau dực vào đấy mà tô màu. Một số tranh in đen xong là hoàn chỉnh.

Tranh sình chủ yếu là tranh thờ, tranh cúng lễ phục vụ tín ngưỡng dân gian. Tranh làng Sình có khoảng 50 đề tài khác nhau, phản ánh tín ngưỡng cổ sơ, tưtưởng của người Việt cổ trước một thiên nhiên hoang sơ, thần bí và linh dị. Cuộc sống của con người bị chi phối nhiều tai họa nên họ cần đến sự che chở của thần linh. Người ta cúng tranh để cầu mong người tên, vật thịnh, phụ nữ sinh nở được “mẹ tròn con vuông”, trẻ em mau lớn, người ốm chóng khỏi.

Bên cạnh ý nghĩa thờ cúng, tranh Sình còn khắc họa bằng hình ảnh sinh động những sinh hoạt văn hóa, xã hội, lao động. Nhóm tranh muôn thú thuộc ( chậu hoa, thuyền bè..). Tranh Sình đơn giản nhưng đẹp một cách bình dị, tự nhiên. Một trong những đề tài khá phổ biến và đẹp là bộ tranh tố nữ, mỗi bức vẽ mt cô đứng biểu diễn một loại nhạc cụ. Trang phục của các cô đều giống nhau là áo “ mã tiên”, “ áo trắng dài mặc trong, sáo cánh màu bận ngoài, màu áo có thể thay đổi khi tô màu sao cho vui.

Tranh làng Sình nặng nề về tính chất thờ cúng, chưa đáp ứng được yêu cầu thưởng thức của dân gian, chưa phản ánh được niềm lạc quan, yêu đời như tranh tết, tranh sinh hoạt Đông Hồ. Tranh làng Sình đã bị thất truyền từ lâu, nhưng dẫu sao nó đã có một thời gian gẫn gũi với bao gia đình ở miền Trung.

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 65)