Điện Đại Hùng

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 45)

Tiếp tục đi vào trong ta đến Điện Đại Hùng. Đây là ngôi chính điện trong chùa, kiến trúc kiểu Trùng thiền điệp ốc. Đền được phục chế năm 1959, các cột kèo, lăng, bệ được xây dựng bằng bê tông bên ngoài một lớp sơn giả gỗ. Trong điện thờ tượng phật Di Lặc. Phật có tai to để nghe những chuyện khổ của thiên hạ, bụng to để bao dung những chuyện khổ dung trong thiên hạ, miệng rộng hay cười những chuyện khó cười trong thiên hạ.

Ở bức hoành phi trên cao có 4 chữ “ Linh Thửu Cao Phong”. Người ta so sánh nơi chùa tọa lạc giống như đồi Linh Thửu ở đất Ấn Độ, nơi đất Phật đắc đạo.

Qua khỏi nơi thờ tượng Di Lạc, ở bên trong người ta thờ Tam Thế Phật ở chính giữa, hai bên làVăn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền.

Ở cửa có bằng công nhận di tích văn hóa vào tháng 10/1993. Chùa đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới cùng kinh thành Huế. Đi theo lối bên hông điện ra phía sau vườn là nhà trưng bày những hỉnh ảnh và chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức, người tự thiêu vào năm 1963 để chống chế độ đàn áp Phật giáo.

Sau nữa là mộ của hòa thượng Thích Đôn Hậu, người trụ trì tại tại đây. Ông là phó chủ tịch hội phật giáo yêu nước trong thời kỳ chống Mỹ, người có công trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo ở Huế cũng như ở Việt Nam. Năm 1959, tại chùa Từ Đàm đã diễn ra Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam. Năm 1963, tại Sài Gòn đã nổ ra phong trào chống chính quyền Diệm đàn áp Phật Giáo. Ngôi tháp này xây dựng vào năm 1987. Năm 1992 ông mất.

Phía sau tường rào là một con rạch nhỏ. Chuyện kể rằng ngày xưa Cao Biền (Thời Đường, Trung Quốc) đã từng đến đây khảo sát và cho rằng nơi đây là đầu rồng linh thiêng nên đã cho đào con rạch này để cách đứt long mạch, làm mật thiêng vùng đất này. Nhà Nguyễn lo sợ nên cho xây một con rùa ở gần đấy để yểm lại.

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 45)