Thái Bình Lâu

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 32)

Thái Bình Lâu là nơi vua đọc sách, được xây trong vườn Thiêu Phương. Đây là tòa nhà duy nhất trong Tử Cấm Thành còn nguyên vẹn. Phía trước có hòn non bộ, biểu tượng cho thiên nhiên cây cỏ. Đó là thú chơi tao nhã. Cả núi sông thu vào đây.

Trước có một ngôi nhà để các quan vào chầu vua. Bên hông có vườn ngự uyển. Từ Thái Bình Lâu ra vườn phải qua hai cổng. Nhà này xây thời Minh Mạng bằng gỗ. Vua Khải Định đã cho sửa lại, cho trang trí khảm. Ba vị trên nóc nhà là Hải Óc Khiêm Trù chứ không phải là Phước Lộc Thọ. Trù nghĩa là một thẻ. Ba ông gặp nhau nói rằng “cứ 10 năm sẽ để mộ thẻ vào bình, khi nắp được 10 thẻ có nghĩa là 100 năm”. Họ cầu mong cho sự trường thọ và sự phát triển.

Trang trí ở đây đa số là các hình ảnh cá hóa rồng, phượng (áo vua Khải Định có cả hình chim phượng vì ông này thích màu mè). Trên có đề 3 chữ “Thái Bình Lâu”. Phía sau Ngự Tiền Văn phòng có hồ Ngự Hà để vua đi dạo trên hồ. Bà nào được ngự cùng vua là một đặc ân lớn.

Thế Miếu

Sau lưng Thế Miếu là Hưng Miếu thờ chúa Nguyễn Phúc Luân - cha của vua Gia Long. Vua Gia Long mất được phong là Thế Tổ Cao Hoàng Đế. Thế Miếu được xây dựng vào năm 1821, khánh thành vào năm 1822. Vua Minh Mạng còn trồng nhiều thông và uốn cây tạo thành chim phượng hoàng vì quan niệm cho rằng chỗ nào có phượng hoàng sà xuống là chỗ đó thái bình, an cư.

Nguyên tắc ở đây là “Nhất Tả Nhất Hữu, Nhị Tả Nhị Hữu”. Thế Miếu có 10 áng thờ:

1. Gia Long - Nguyễn Thế Tổ (1802 -1819). 2. Minh Mạng - Nguyễn Thánh Tổ (1820 -1840). 3. Thiệu Trị - Nguyễn Hiến Tổ (1841 -1847). 4. Tự Đức - Nguyễn Dực Tông (1848 - 1983). 5. Nguyễn Dục Đức (1883).

6. Nguyễn Hiệp Hòa (1883).

7. Kiến Phúc - Nguyễn Giản Tông (1883 – 1884). 8. Nguyễn Hàm Nghi (1884 – 1888).

9. Đồng Chánh – Nguyễn Cảnh Tông (1885 – 1888). 10. Nguyễn Thành Thái (1889 – 1907).

11. Nguyễn Duy Tân (1907 – 1916).

Áng thờ vua Gia Long ở giữa. Đỉnh thờ to hơn có hình rồng, những đỉnh khác chỉ có hình lân.

Đối diện Thế Miếu là Hiển Lâm Các. Chính giữa sát Hiển Lâm Các là Cửu Đỉnh.

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 32)