Điện Thái Hòa

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 29)

Cầu Trung đạo nằm trên trục chính. Trên trục chính từ ngoài vào là những công trình kiến trúc dành cho vua. Đối xứng hai bên là hai công trình theo nguyên tắc “Tả Nam - Hữu Nữ”, “Tả Văn- Hữu Võ”.

Sân Bái Đình

Sân này là nơi các quan đại thần đứng sắp hàng theo phẩm trật quay mặt vào Điện Thái Hòa để làm lễ đại triều. Ở trong Điện Thái Hòa chỉ có vua ngự trên ngai vàng, các hoàng thân và bốn vị đại thần hầu vua. Ở hai bên sân có hai con lân – một trong tứ linh (rồng thể hiện vua, lân thể hiện lòng trung thành với vua, rùa- trường thọ, phụng- sức mạnh và trí tuệ, nếu phụng đặt trong kiến trúc dành cho phái nữ thì nó thể hiện cho phái đẹp). Lân ở đây thể hiện lòng trung thành của các quan đại thần.

Sân chầu có 3 cấp. Hai cấp trên lát đá thanh, cấp dưới lát gạch. Tầng cao nhất gọi là Đệ nhất bái đình dành cho các quan từ nhất phẩm đến tam phẩm. Tầng hai gọi là Đệ nhị bái đình dành cho các quan từ tứ phẩm đến cửu phẩm. Tầng ba là Đệ tam bái đình dành cho hương hào, kỳ lão trong hoàng tộc từ 70 tuổi trở lên. Ở hai bên tầng ba có con nghê bằng đồng đứng quay đầu vào Điện Thái Hòa với chức năng “giám sát” các quan thi hành lễ. Đây là nơi triều đình Nguyễn cử hành các cuộc đại lễ thường kì và bất thường như lễ đăng quang, lễ vạn thọ, lễ đại khánh tiết…

Từ cấp 1 đến cấp 2 hai bên có 18 bia quy định phẩm trật của các quan để theo đó mà sắp hàng theo thứ tự. Bên trái nhà vua là quan văn, bên phải là quan võ.

Hồ Thái Dịch

Được xây dựng vào năm 1833, hồ ngăn cách Ngọ Môn và sân Đại Triều Nghi. Hồ có hình chữ nhật, chiều ngang 76,5m, rộng 46m. Xung quanh hồ có xây lan can bằng gạch men trang trí hoa văn. Hồ được trồng sen, ven hồ người ta trồng sứ, dưới hồ thả cá cho vua ngắm.

Điện Thái Hòa

cho tới nay còn lưu lại nết vàng son lộng lẫy và mang trên mình nó những văn hóa truyền thống nghệ thuật sâu đậm. Điện được lợp mái ngói hoàng lưu ly. Nếu Ngọ Môn có 100 cột gỗ lim thì Điện Thái Hòa có 96 cột.

So sánh với mấy chục tòa cung điện khác trong phạm vi hoàng cung triều Nguyễn, Điện Thái Hòa là kiến trúc quan trọng nhất, xét nhiều về mặt chức năng, vị trí, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật… Vào đầu thế kỉ XIX, khi quy hoạch mặt bằng hệ thống kiến trúc cung đình kinh thành Huế, các nhà kiến trúc đương thời đã định vị cho Điện Thái Hòa ở vào trung tâm điểm của nó chỉ vì những lý do đơn giản nhưng rất hệ trọng: đó là nơi đặt ngai vàng. Dưới chế độ dân chủ, ngai vàng là một biểu tượng thiêng liêng đồng thời là một khái niệm cao nhất trong thiên hạ.

Ngôi điện nằm ngay trục chính của hệ thống hoàng cung ấy được đặt tên là Thái Hòa. Cái tên “Thái Hòa” có nghĩa là cần phải giữ sự hòa hợp giữa âm - dương, cương-nhu thì mới hữu ích cho vạn vật. Ở một câu trong quẻ càn, Chu Hy đã chú thích rằng “Quân đạo cương nhu, thiên hạ vô bất tri hỷ” nghĩa là “đạo làm vua cứng mà biết mềm, thì mọi việc trong thiên hạ đều bình trị được cả”.

Điện được khởi công xây dựng vào 21/21805, hoàn thành 10/1805. Lúc đó điện cách vị trí hiện nay (gần Đại Trung Môn). Năm 1806, vua Gia Long chính thức đăng quang tại đây.

Năm 1834, vua Minh Mạng cho xây lại điện ở vị trí ngày nay, trên nền cao 2m, điện dài 44m, sâu hơn 30m. Về sau điện được tu bổ nhiều lần đặc biệt vào các năm 1990-1991. Vì đặc điểm thời tiết ở Huế là mưa bão nhiều nên kiến trúc cũng phải được thiết kế xây dựng phù hợp. Từ lúc họ làm nền cao để chống lũ lụt nhưng không thể làm mái cao để tránh bị bão thổi tốc mái. Kiến trúc tiêu biểu ở Huế là trùng thiền điệp ốc hoặc “chồng diêm” tức hai mái nằm trên một nền. Bên ngoài là tiền doanh, tiếp vào trong là chính doanh, tiền và chính doanh nối tiếp nhau bằng trần này gọi là vỏ cua. Trần thừa lưu tức là nối hai gian nhà trước với nhau nhưng phía trên có chức năng là máng xối, nối mái sau của tòa nhà trước với mái trước của tòa nhà sau.

Điện này xây theo kiểu nhà kép như trên đã giải thích. Hệ thống nền nhà làm bằng gỗ lim. Các hàng cột 96 cái đều vẽ rồng sơn son thiếp vàng. Giữa bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt. Ở đầu và nóc mái đắp hồi long. Bộ mái hoàng lưu ly chia làm 3 tầng (trùng thiềm) để tránh sự nặng nề của một tòa nhà quá lớn, đồng thời tôn cao ngôi điện, tạo ảo giác chiều cao. Đó là chưa kể bề cao của các bờ nóc, các hình rồng, bầu rượu, mặt trời đắp nổi lên đó. Tất cả đều muốn bay bổng, vươn

lên nền trời.

Sách Đại Nam Thực Lục cho biết rằng ngay sau khi làm lễ lên ngôi chính thức vào năm 1806, vua Gia Long đã “định triều nghi mỗi tháng lấy ngày mồng 1 và ngày rằm đặt đại triều ở Điện Thái Hòa, quan từ lục phẩm trở lên mặc áo mũ đai triều vào lạy chầu”. Vào các thời vua cuối nhà Nguyễn, trong những buổi lễ đại triều được tổ chức ở ngôi điện này và sân chầu trước mặt nó người ta thấy có đủ các quan từ quan nhất phẩm đến cửu phẩm tham dự. Đây cũng là nơi triều đình nhà Nguyễn cử hành các cuộc đại lễ thường kì và bất thường kì khác như lễ đăng quang, lễ Vạn thọ, lễ Đại khánh tiết, lễ Hưng quốc Khánh niệm… Trong những buổi lễ ấy, vua ngự trên ngai vàng. Ngai vàng được đặt trên bậc tam cấp tượng trưng cho Thiên-Địa-Nhân. Chỉ có các hoàng thân mới được “thượng điện” để đứng đầu hai bên ngự tọa, còn tất cả các quan bách tính đều xếp hàng ngoài sân đại triều theo thứ tự từ phẩm trật và theo nguyên tắc tả văn hữu võ.

Phía trên ngai có treo bửu tán làm bằng pháp lam ngũ sắc, trang trí ngũ long, chung quanh còn trang trí bằng các điểm bằng gỗ chạm 9 con rồng thếp vàng chói lọi. Trên lồng gỗ mỗi căn đều có treo lồng đèn trang trí thơ văn theo lối “nhất thi nhất họa”. Hệ thống rường cột liên kết chặt chẽ, vững vàng trước gió bão.

Bên trong chúng ta còn thấy cặp rùa trên lưng cõng cặp hạc do tổng trấn Nam Định đúc tặng vua Khải Định nhân sinh nhật lần 40 của vua. Tiếp đó là hai con lân biểu hiện lòng trung thành của các quan đối với vua. Quả cầu giữa có hình rồng và lân biểu hiện cho uy quyền. Đồ sứ trưng bày ở đây là đồ sứ Giang Tây ở Trung Quốc làm theo đơn đặt hàng của vua Nguyễn. Đây là bằng của UNESCO công nhận quần thể di tích Huế là di sản văn hóa thế giới. Ở đây còn có nhiều bài thơ nói lên cảnh thái bình thịnh trị của đất nước dưới thời triều đại Nguyễn. Về trang trí cũng như kiến trúc đều đáng lưu ý là con số 5 và số 9. Từ Đại Cung Môn đi ra Điện Thái Hòa vua phải bước lên hệ thống thềm nền dưới là 9 cấp, nền trên là 5 cấp. Số bậc cấp lên Đệ I và Đệ II Bái đình cộng lại là 9, hệ thống bậc thềm nền điện là 5 cấp. Từ sân Đại Triều Nghi nhìn vào hay ở Tử Cấm Thành nhìn ra ta có thể thấy mỗi mái điện đều đắp 9 con rồng trong các vị thế khác nhau.

Điện Thái Hòa có hai điểm đặc sắc là:

• - Mùa hè điện rất mát, mùa đông lại rất ấm.

• - Vua ngồi trên ngai vàng ở trung tâm nghe rất rõ những tiếng nói từ khắp nơi trong điện cũng như ở ngoài vọng vào. Chưa ai giải thích được điều này. Trên có treo 3 chữ lớn “Thái Hòa Điện“.

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 29)