LĂNG KHẢI ĐỊNH ( ỨNG LĂNG)

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 62)

Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ mười hai của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm cho mình.

Sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa Thái Phiên- Trần Cao Vân 1916, chính phủ bảo hộ Pháp bắt vua Duy Tân đày sang đảo Réunion ở Châu Phi, rồi đưa Nguyễn Phúc Bửu Đảo- con trai duy nhất của vua Đồng Khánh lên ngôi. Bửu Đảo đặt niên hiệu là Khải Định, trị vì được 9 năm thọ 40 tuổi. Khải Định chọn miền núi Châu Chữ- còn gọi là Châu Ê cách Huế 10km để xây lăng. Tọa lạc ở vị trí này lăng lấy một quả đồi nhỏ ở phía trước làm tiền án, hai ngọn núi phía trước (Chóp Vung và Kim Sơn) làm Long Châu – Hổ Phục. Hướng lăng chánh Tây, có khe Châu Ê chảy từ tả sang hữu làm thủy tạ, gọi là Minh Đường. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ, vừa làm hậu chẩm vừa làm nơi xây dựng lăng thành Ứng Sơn nên lăng còn được gọi là Ứng Lăng.

Diện tích khu vựa khoảng 1 ha. Lăng được khởi công xây dựng ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Người ta triệu tập nhiều nghệ nhân nổi tiếng khắp nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả… để có kinh phí xây dựng lăng vua cho tăng thuế điền 30% trong

cả nước. Lăng hoàn thành năm 1931. Có nghĩa là trong khi chưa hoàn tất việc xây lăng thì nhà vua băng hà năm 1925.

Khải Định sai người sang Pháp mua sắt thép, xi măng, ngói…. Cho thuyền chuyển sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ thủy tinh màu để kiến thiết công trình. So với lăng các vua tiền nhiệm. Đó là sự hội nhập kiến trúc Á- Âu- kiến trúc Việt Nam cổ điển và hiện đại. Tổng thể lăng là một khối nổi chữ nhật vươn lên cao tới 127 bậc cấp. Thoạt nhìn lăng giống như một tòa lâu đài ở Châu Âu vì được xây dựng bằng bê tông trên sườn núi. Có sự xâm nhập nhiều trường phái kiến trúc: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman Gothique…. Đã để lại những dấu ấn cụ thể. Những trụ cổng hình tháp- ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ, trụ biểu dạng Stupa của nhà Phật, hàng rào như những cây thánh giá, nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Romance biến thể… đó là kết quả sủa sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.

Công trình gồm 5 phần liền nhau. Hai bên là tả hữu trực phòng giành cho lính hộ lăng. Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung của vua Khải Định, chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua và mộ phần. Trong cùng là khám thờ có bài vị vua. Trong lăng có hai pho tượng tạc hình vua:

Một pho tượng ngồi trên ngai vàng và một pho tượng đứng. Sự có mặt của vua trong lăng là một điều đặc biệt so với những lăng khác. Pho tượng ngồi trên ngai được làm ở Pari vào năm 1920 do người Pháp tặng khi Khải Định sang dự hội chợ Marsaille, pho tượng này rỗng nên không nặng lắm. Pho tượng được đúc tại Huế do một số thợ quê ở Quy Nhơn thực hiện. Kể từ năm 1975 nó được cất vào kho trong lăng. Giá trí nghệ thuật cao nhất của lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định (ý nói làm vua cũng như việc xây lăng tẩm là do trời định). Toàn bộ nội thất của ba gian giữa trong cung Thiên Định đều trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh quý bát bữu ngũ phúc bộ khay trà, vương niệm…. Kể cả những vật dụng hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa… do các nghệ nhân đầu thế kỷ XX thực hiện. Đó là những tác phẩm nghệ thuật mềm mại sống thực và vô cùng rực rỡ. Trên trần 3 gian giữa của cung Thiên Định được trang trí 3 bức họa “Cửu Long Ẩn Vân” vào bậc nhất nước ta do nghệ nhân Phan Văn Tánh sáng tác. Ngày nay các họa sĩ Việt Nam hiện đại công nhận đó là những bức hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa nước ta.

Trên bàn thờ trước có ảnh của vua Khải Định và du khách đi về hướng nào cũng có cảm giác như vua cũng nhìn theo hướng đó.

Đặc biệt chiếc bửu táng bên trên pho tượng đồng trong chính tẩm với những đường nét mềm mại, than thoát khiến cho người xem có cảm giác như được làm bằng nhung lụa mà không ngờ rằng nó là một khối bêtông nặng 1 tấn. Dưới bửu tán là pho tượng nhà vua. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một đường địa đạo dài 50m ngay phía sau nhà bia, trong khi các lăng khác người ta không thể xác định thi hài vua ở đâu. Sau ngai vàng vua Khải Định ngồi có hình mặt trời đang lặn. Mặt trời lặng chỉ vua băng hà. Ngoài ra trong lăng có hàng trăm chữ thọ theo nhiều kiến trúc khác nhau, ý nói vau sống mãi với muôn dân.

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 62)