Gọi là sông Hương vì từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những cảnh rừng nhiều thảm mộc có hương thơm nên khi chảy qua Huế dòng sông mang theo hương thơm của cây cỏ thiên nhiên.
Sông Hương dài 80km, đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sắp đặt nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho Huế và làm vui lòng du khách. Thuyền sẽ đưa du khách dạo bên khu kinh thành, dưới cầu Dã Viên, Phú Xuân, Trường Tiền, đưa du khách lên thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ…rồi xuôi về Thuận An tắm biển. Du khách thích suy tư xin mời ngược dòng sông lên rừng thông lăng Thiên Thọ để nghe vi vút thông reo.
Khi đêm về dưới ánh trăng, mặt sông Hương như dác bạc, giọng hò man mác cất lên, du khách hãy đón chén rượu từ tay cô gái Huế mà thưởng thức vị ngọt ngào trong tiếng đàn, lời hát.
Sông Hương từ lâu đã trở thành biểu tượng của Huế. Trước kia nó có tên là Lô Dung. Sau đổi là Hương Giang. Trên thượng nguồn sông có thứ cò Thạch Xương Bồ, một vị thuốc có mùi hương. Thứ cỏ này đã tẩm hương vào nước, làm cho dòng sông thoang thoảng một mùi thơm nên mới mang tên Hương Giang.
Sông bắt nguồn từ núi cao trên 1000m, giữa biên giới Việt Lào. Bắt đầu từ hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch đến Bằng Lăng chung vào thành một dòng sông Hương trong xanh dịu dàng chảy qua thành phố. Trước khi đổ ra biển sông chia thành nhiều nhánh tỏa rộng khắp kinh kỳ, khó có dòng sông nào đẹp bằng. Người ta ví sông Hương dịu dàng và đầy bí ẩn như cô gái Huế, lúc dịu dàng chảy, lúc lụt lội dữ dội như cô gái hay nhõng nhẽo, tính tình thay đổi thất thường, bí ẩn.
Sông Hương như một đường ranh giới tự nhiên giữa hai khu vực: Bờ Bắc là khu Hoàng Gia, cung điện; Bờ Nam là thành phố hiện đại với những con đường rộng rãi, công sở, khách sạn….
Sông Hương là nơi hẹn hò của các đôi nam nữ. Sông Hương cũng là bầu sữa ngọt ngào nuôi dưỡng nền âm nhạc thi ca Huế. Chính dòng sông là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ xưa đến nay. Ngày xưa cụ Nguyễn Du ngồi bên dòng Hương Giang và nói: “Hương Giang nhất tím nguyệt. Thiên cổ hữu da sầu”
Nghĩa là “Hương Giang một vầng trăng, để lại mối sầu thiên cổ” Cao Bá Quát: “Sông Hương như, một thanh kiếm dựng ngang trời” Hoặc có nhà thơ khác:
Câu thơ xứ Huế nửa đường đánh rơi. Nếu như không có dòng Hương
Người tình cho Huế, người thương nơi nào?” Nhà thơ Thu Bồn có câu thơ rất sâu sắc:
“Dòng sông dùng dằng, dòng sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Thế đấy, cái sâu lắng trữ tình của người dân xứ Huế cũng do sông Hương mà nên. Người ta còn giải thích vì sao con gái Huế ăn rất cay nhưng nói chuyện rất ngọt ngào là do uống nước sông Hương. Ngày nay loại bia Huda Huế cũng lấy nước từ sông Hương để sản xuất có chất lượng rất ngon.
Có thể nói là chưa đến Huế nếu du khách chưa thưởng thức đò hát Hương Giang, chưa ngồi thuyền rồng ngược dòng Hương thăm cảnh sông nước mộng mơ và các di tích phía trung lưu, chưa thấm vào dòng điệu hò mái nhì, mái đẩy man mát một khung trời xứ Huế.