Cửu Vị Thần Công

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 49)

Chín cổ thần công này được đúc vào năm Gia Long thứ 2 (năm 1803) với nguyên liệu là những mảnh đồng thu được từ triều Tây Sơn như một chiến lợi phẩm.

Nhà vua lấy tứ thời: Xuân, Hạ, Thu, Đông và ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đặt tên cho 9 khẩu súng .

Năm Gia Long thứ 15 (1816) nhà vua phong tước Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Quân .

Mỗi khẩu nặng từ 10.200 kg đến 10.600 kg, dài 5,1 m, lòng rộng 0,22 m (đường kính), phía sau là chỗ lớn nhất chu vi đo được 0.6 m. Trên thân súng được trạm trỗ tỉ mỉ . Người ta còn khắc trên thân súng những chi tiết như tên , trọng lượng , cách dùng đạn dược, tên người chỉ huy đúc, và bài ký kể công việc đánh nhà Tây Sơn cùng việc thu đồng đúc súng.

Mỗi cổ được đặt trên một giá gỗ dài 2,75 m, cao 0,73 m, có bánh xe để dễ di chuyển và được trạm trổ đẹp. Chín cỗ này chỉ là vật tượng trưng, được xem như là những vị thần linh bảo vệ Kinh Thành và Hòang Thành chứ không dùng để đánh trận .

Tử Cấm Thành

làm việc của vua và nơi thiết thường triều một tháng 4 lần. Chỉ có quan từ tứ phẩm trở lên mới vào thiết kiến triều ở đây. Hai nhà hai bên tả vụ hữu vụ là nơi quan sửa soạn trang phục để vào yết kiến vua. Sân này cũng để lều chỏng tổ chức thi đình. Sau đó yến tiệc cũng đãi ở hai nhà này. Thời Gia Long hai nhà này dùng để tiếp các sứ thần. Nhưng thời Tự Đức chuyển cơ quan ngoại giao ra kinh thành gọi là Tòa

Thương Bạc. Cơ quan ngoại giao phải chuyển đi vì âm mưu xâm chiếm của Pháp ngày càng rõ rệt.

Trên nền sân có hai cái vạc đồng đúc vào năm 1660 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần. Vạc được trang trí đẹp, mỗi cái nặng 1,5 tấn, tượng trưng cho uy quyền của nhà vua, có ý răn đe, nhắc nhở lòng trung thành của mọi người. Hình thức xử tử ngày xưa là “Tam ban triều điện”: một thanh gươm, một chén thuốc độc và một dải lụa. Có pháp trường riêng nằm ở An Hòa trên đường ra Bắc gọi là “cổng chém”, chứ không xử ở đây vì đây là nơi vua ở. Trong Tử Cấm Thành khi có cung tần đau ốm, thì cung tần đó được ra ngoài cho ngự y chữa trị chứ không bao giờ được để chết trong Tử Cấm Thành. Chỉ có mẹ vua, vợ vua, con vua khi bệnh mới có thể ở tại đây.

Phía sau Điện Cần Chánh ta thấy có một bức tường, đó là nơi ngăn cách với Tử Cấm Thành. Bên trong Tử Cấm Thành có điện Càn Thành, là nơi vua ăn ở. Kế đến là Cung Khôn Thái, Lục Viện (hiện nay vẫn còn). Hầu hết các công trình bên trong Tử Cấm Thành giờ đây không còn gì cả.

Theo đường đi về phía bên phải chúng ta thấy là nhà hát. Xa xa là Thái Bình Lâu-nơi vua đọc sách, ngâm thơ. Trong lịch sử có ông vua Tự Đức nổi tiếng thiếu thảo, ngày chẵn ông ra trị vì, ngày lẽ ông vào vấn an mẹ. Trong Tử Cấm Thành còn có nền cao của cung điện Kiến Trung được xây dựng từ thời Khải Định. Chỉ có một người đàn ông duy nhất được vào nội cấm là vua. Theo nguyên tắc gái thập tam, nam thập lục- con cái vua nam 16 tuổi, nữ 13 tuổi lập gia đình. Sau đám cưới vua cho họ xuất phủ ở riêng nhà ở ngoài. Nếu người con trai đó được chọn làm vua thì sau khi lấy vợ sẽ được ở trong Điện Tiền Đế. Tự Đức lấy vợ lúc 15 tuổi. Con dâu vua gọi là Phủ Thiếc, triều Nguyễn gọi là Hoàng Tích.

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 49)