CHÙA TỪ ĐÀM

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64)

tâm thành phố 2km. Trước chùa có núi Kim Phụng làm tiền án. Bên trái là chùa Linh Quang và nhà thờ cụ Phan Bội Châu, phía sau là chùa Thiên Minh. Chùa do hòa thượng Minh Hoàng Tử Dung sáng lập khoảng năm 1695. Năm 1703 Chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban cho chùa tấm biển “Sắc Từ Ấn Tôn Tự”. Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa là chùa Từ Đàm. Năm 1936, chùa là trụ sở hoạt động của An Nam Phật Hội Học. Năm 1951, chùa mở đại hội, đặt nền móng cơ sở khởi công cuộc thống nhất Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Những năm 60, chùa Từ Đàm là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Sau năm 1975, chùa là nơi hội họp của Ban Tri Sự của Hội Phật Giáo Thừa Thiên Huế.

ÁO DÀI

Theo một số tư liệu lưu truyền thì chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam khởi phát từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (khoảng cuối thế kỷ 18). Xuất phát từ ý đồ muốn thay đổi trang phục của người dân xóa đi một thói quen cũ tạo nề nếp mới cho vương quốc. Nền tảng là chiếc áo dài của phụ nữ Chăm kết hợp với chiếc áo dài tứ thân và một số trang phục của những dân tộc khác, triều thần ở Phú Xuân đã sáng tạo nên một mẫu mới- chiếc áo dài. Chính nó là sản phẩm kế thừa được cái đẹp của trang phục ở cả hai miền Nam- Bắc. Khởi phát từ Huế nhưng nó là sản phẩm văn hóa hiện đại cho cả ba miền Bắc- Trung – Nam và từ lâu nó trở thành tài sản chung của cả dân tộc.

Theo thời gian, đường nét chiếc áo dài cũng biến đổi đôi chút. Lúc thì rộng, lúc thì ôm sát thân hình của người phụ nữ. Lúc cổ cao, lúc cổ thấp, lại có lúc cổ tròn, cổ bẹt. Lúc áo dài chấm gót, lúc lại lưng lửng gần đầu gối. Chiếc áo dài hiện đại có thân tương đối bó sát thân người, làm cho cơ thể phụ nữ hiện lên được đường cong mềm mại, phù hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người phụ nữ Việt Nam. Hai tà áo thả xuống ngang nữa ống quần, thướt tha bay trong úo, quấn quýt từng bước đi. Thân áo xẻ tà hơi cao, tay áo nới rộng vừa phải có thể hơi loe, chiều dài có khi chỉ bằng ba phần tư bước đi. Thân xẻ hơi cao, tay áo nới rộng vừa phải có thể hơi loe, chiều dài có khi chỉ bằng ba phần tư cánh tay tạo dáng khỏe, trẻ trung. Tất cả đều thể hiện cái đẹp trang nhã, kín đáo nhưng vẫn mềm mại. Chiếc áo dài chứa nhiều điều về cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam: kín đáo, dịu dàng, thùy mị.

Gần đây, các mốt thời trang của nước ngoài được du nhập vào Việt Nam nhưng bộ áo dài truyền thống vẫn được phụ nữ Việt Nam sống ở trong và ngoài nước ưa chuộng.

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64)