Hệ Thống Lầu Ngũ Phụng

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26)

Lầu Ngũ Phụng có hai tầng dưới lớn trên nhỏ. Bộ sườn làm bằng gỗ lim. Lầu gồm 9 bộ mái lợp ngói ống tráng men vàng và xanh. Ngói được lợp theo kiểu âm dương. Lầu dựng ở một nền cao 1,14m xây trên đài. Tòa nhà lầu có 100 cây cột chẵn, trong đó có 48 cột ăn suốt cả hai tầng. Số 100 này cũng là con số hướng về đất tổ. Hơn nữa nó cũng tượng trưng cho 50 âm và 50 dương cộng lại thể hiện cho âm dương hài hòa. Đâu có âm dương hài hòa thì ở đó có vạn vật sinh sôi nảy nở. Ngói vàng hoàng lưu ly cho vua vì vua là minh thổ mà đất lại là màu vàng nên nhà ở của vua lợp vàng, áo vua cũng màu vàng (Hoàng Bào) ….

Mái tầng dưới đơn giản, nối liền chạy quanh khắp các phía để che mưa nắng cho các dãy hành lang. Nhưng ở tầng trên thì mái chia ra thành 9

bộ khác nhau, trong đó bộ mái ở giữa cao hơn 8 bộ mái ở hai bên. Xung quanh các tầng dưới đều để trống trừ tòa nhà chính giữa có hệ thống cửa gương ở mặt trước. Còn ở tầng trên thì mặt trước nhà giữa dựng cửa lá sách, chung quanh nong ván, nhưng còn trổ nhiều cửa với nhiều dạng khác nhau: hình tròn, hình cái quạt, hình cái cánh….

Tổng thể hệ thống Ngọ Môn như vòng tay chủ nhân đón chào khách vào. Sở dĩ có hình chữ U và hệ thồng lầu Ngũ Phụng được chia ra làm 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp là vì để tránh sự nặng nề của một công trình kiến trúc khá đồ sộ. Hơn nữa đây là một công trình kiến trúc được đánh giá cao về tính thiên nhiên. So với Trung Quốc, khoảng cách từ Thiên An Môn đến Ngọ Môn rất rộng lớn. Ngọ Môn có 5 cửa nằm trên đường thẳng tượng trưng cho ngũ hành nhưng nhìn vào lạnh lùng, uy nghi, u tịch. Trong khi Ngọ Môn ở Huế có ao hồ, mặt nước, cây cảnh hài hòa. Các vua khôn khéo đưa thiên nhiên vào kiến trúc ngoài những kỹ thuật mài dũa đá, gạch, trang trí hoa lá… Chính nó đã làm cho kiến trúc Ngọ Môn trở nên mền mại, cảm giác không nặng nề, mà nhẹ nhàng. Dù học tập nhưng có sự sáng tạo hơn về thiên nhiên, nên không thể đánh giá vua Minh Mạng lấy toàn bộ kiến trúc của Ngọ Môn Trung Quốc vào đây. Đó chính là sự sáng tạo của kiến trúc

Nguyễn.

Số 5 tượng trưng cho Ngũ Hành, số 9 trong kinh dịch ứng với mạng thiên tử, 100 cây cột là số cộng của Hà đồ và Lạc thư.

Gạch tráng men được vua Thành Thái mua ở Pháp về thay vào. Hệ thống cửa kính được thay vào thời Khải Định. Chuông đúc vào năm 1822 thời Minh Mạng. Bên trong lầu Ngũ Phụng phần dưới có bức ảnh nói lên quang cảnh của lễ Truyền Lô. Hai bên là các quan thuộc bộ học và bộ lễ, giữa các ông nghè đỗ tiến sĩ. Vua ngự chính giữa hai chữ Ngọ Môn (ngày xưa bằng vàng, nhưng đã bị mất vào năm 1942 cùng với tượng phật vàng ở chù Thiên Mụ). Chúng ta còn thấy các quan cận thần, quan văn, quan võ và quan truyền lô – người thay mặt vua đọc các chiếu chỉ sắc phong. Ngoài ra còn có các mặt quan lại ở địa

phương lên để rước ông nghè về bái tổ.

Đây là sơ đồ của buổi lễ thiết triều trên Ngọ Môn. Bên kia là danh sách tất cả các vị tiến sĩ của triều Nguyễn. Triều Nguyễn có 32 khoa thi. Khoa thi đầu tiên diễn ra vào năm 1822, khoa thi cuối cùng diễn ra vào năm 1919 dưới thời vua Khải Định và đã chọn ra được 293 vị tiến sĩ. Nguyên tắc là không phong trạng nguyên nên người đỗ đầu bảng được gọi là Tiến sĩ đệ nhất giám.

Thành Huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban, thành đầu tiên xây dựng theo kiểu này là thành Gia Định. Trong hoàng cung xưa có trên 1000 công trình kiến trúc và được xây dựng quy họach trong 27 năm, trải qua hai đời vua. Nguyên là 1200 công trình. Bây giờ chỉ còn sót lại 480 công trình và người ta chọn lọc, quy hoạch, bảo tồn 350 hạng mục công trình.

Ngọ Môn được UNECO tài trợ 100.000USD để tái thiết. Công trình tu sửa bắt đầu từ năm 1993 đến nay vừa hoàn thành.

Trước khi đi vào hoàng cung chúng ta phải đi qua một cái hồ là hồ Kim Thủy phía trước Ngọ Môn. Bên ngoài là hồ Thành Hà. Trong Hoàng Cung cũng có nhiều hồ như Thái Dịch…Ngày xưa có quy định là ai đi qua Ngọ Môn phải xuống ngựa và lấy nón ra.

Đối với triều Nguyễn có hai vấn đề thuộc nội tộc được quy định từ thời Gia Long đó là:

Một không lập thái tử. Hai không phong tước vương cho anh em tránh tình trạng con cái tranh giành lẫn nhau hoặc anh em nổi lên chống lại nhà vua.

Và có 3 luật chính kéo dài từ thời Minh Mạng cho đến thời Bảo Đại, đó là :

Nội cung vô hoàng hậu. Triều đình vô tể tướng. Thi cử vô trạng nguyên.

Đó là bài toán mà Minh Mạng giải được để tránh tình trạng lũng đoạn triều đình. Hơn nữa Minh Mạng cũng ra lệnh: nội thân ngoại thích, tức là bên trong nội mới được tham gia triều chính và thái giám chỉ là người phục dịch trong hoàng cung chứ không được là người đưa tin giữa vua với các quần thần khác. Tuyệt đối thái giám không được tham gia vào việc triều chính. Điều này đã được ghi vào văn miếu và khắc ở kinh sách.

Một phần của tài liệu Thuyết minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26)