Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ƣu đãi hơn cho các nƣớc kém phát triển nhất

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 38)

cho các nƣớc kém phát triển nhất

Hiện số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và các nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế chiếm hơn 3/ 4 số nước thành viên của WTO. Do đó, WTO đã đưa ra nguyên tắc này nhằm khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho những nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên.

39

Nguyên tắc này tạo nền tảng để các nước đang phát triển với năng lực cạnh tranh thấp có những khoản lợi ích trong quá trình tham gia vào thương mại bình đẳng với các nước phát triển với năng lực cạnh tranh cao. Thực chất, nguyên tắc này tạo điều kiện để cán cân thương mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ít bị thâm hụt hơn về phía các nước đang phát triển. Nếu sự thâm hụt thương mại xẩy ra về phía các nước đang phát triển thì có thể gây ảnh hưởng lợi ích đối với các bên. Đối với các nước phát triển, nếu xuất hiện thặng dư thương mại với các nước đang phát triển cũng có nghĩa là các nước đó đã xuất khẩu cả những mặt hàng mà chúng không có lợi thế so sánh. Ngược lại, đối với các nước đang phát triển, việc nhập khẩu ồ ạt hàng hoá và dịch vụ từ các nước phát triển thì cũng có nghĩa là nhập khẩu cả những mặt hàng mà chúng có lợi thế so sánh. Nhìn tổng thể, với trạng thái thâm hụt hay thặng dư nghiêng về một phía thì các bên đều không đạt lợi ích tối đa. Với việc áp dụng nguyên tắc này, chẳng hạn, các nước đang phát triển có thể được trợ cấp xuất khẩu trong phạm vi cho phép hoặc được phép sử dụng một số công cụ của chính sách thương mại để bảo hộ một ngành hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Thực chất, đây là nguyên tắc công bằng theo chiều dọc trong thương mại. Chẳng hạn, WTO cho phép các nước này một số quyền và không phải thực hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hoặc cho phép các nước này một thời gian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thể là thời gian quá độ thực hiện dài hơn để các nước này điều chỉnh chính sách của mình. Ngoài ra, WTO cũng quyết định các nước kém phát triển được hưởng những hỗ trợ kỹ thuật ngày một nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 38)