Đàm phán gia nhập

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 26)

Việc gia nhập của các thành viên mới được quy định tại Điều XII của Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trước là Điều XXXIII của GATT 1947. Điều XXVI:5(c) đưa ra quy định đơn giản hơn cho việc gia nhập đối với bất cứ lãnh thổ hải quan nào trước đây đã từng là một bộ phận của bên ký kết, nay có toàn quyền về quan hệ ngoại thương của mình. Các điều khoản như vậy của GATT không còn được áp dụng nữa. Giờ đây, bất cứ nước hoặc lãnh thổ hải quan nào cũng đều có thể gia nhập WTO.

Theo quy định tại Điều XII, Đại Hội đồng thành lập nhóm công tác để thẩm định tất cả những yếu tố cơ bản trong chính sách thương mại và thuế quan của nước xin gia nhập. Những chính sách này được đưa vào bị vong lục gửi đến nhóm công tác. Thành viên của nhóm công tác có thể là bất cứ thành viên nào của WTO quan tâm tới việc xin gia nhập đó.

Các cuộc đàm phán về thuế quan thường là phần cơ bản của quá trình gia nhập. Tuy nhiên, hiện nay phạm vi quan tâm của các thành viên rất rộng. Các chủ đề của đàm phán bao gồm: chính sách kinh tế và thương mại, khung pháp lý, những chính sách ảnh hưởng tới thương mại hàng hoá và dịch vụ, chế độ về sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại và bộ máy tổ chức. Mục tiêu là đánh giá xem chế độ ngoại thương của nước xin gia nhập có phù hợp với các điều khoản của WTO hay không, và nếu không phù hợp thì sẽ phải đàm phán để có một phương thức tương ứng để tiến tới sự phù hợp.

Cùng với việc thẩm định của nhóm công tác, nước xin gia nhập tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan với các thành viên thuộc nhóm công tác để thành lập các danh mục ưu đãi. Ngoài những yêu cầu chung của các nước đối với nước xin gia nhập, nhiều thành viên có thể cũng tìm kiếm sự thay đổi trong các biện pháp thuế quan và phi thuế quan tại các lĩnh vực quan tâm. Những cuộc đàm phán song

27

phương như vậy thường được tiến hành trên cơ sở yêu cầu và chào cam kết. Kết quả thu được từ tất cả các cuộc đàm phán được đưa vào một danh mục ưu đãi dự kiến của nước xin gia nhập.

Việc hoàn thành công việc của nhóm công tác dựa trên cơ sở đồng thuận của các thành viên. Khi việc thẩm định hoàn thành, nhóm công tác trình báo cáo của mình và dự thảo của Nghị định thư gia nhập lên Đại Hội đồng xin quyết định. Danh mục ưu đãi là phần quan trọng của Nghị định thư. Quyết định về việc gia nhập đòi hỏi 2/3 đa số chính thức thông qua.

Việc gia nhập WTO là một quá trình làm việc dựa trên thực tế và không có nguyên tắc chính xác nào cho việc quyết định giá trị của các ưu đãi cần thiết để đổi lấy hiệp định gia nhập. Kết quả đàm phán phụ thuộc vào diễn biến của từng trường hợp gia nhập cụ thể. Tuy nhiên, như là một nguyên tắc chung, có thể nói rằng các nước xin gia nhập có thể được mong đợi đưa ra một gói chung về ưu đãi thuế quan và phi thuế quan tương xứng với quyền lợi mà họ có thể thu được từ các thành viên chính thức, kể cả những kết quả thu được sau Vòng Uruguay.

Trên thực tế, quá trình gia nhập tập trung chủ yếu vào các nguyên tắc thương mại, dịch vụ và đối xử về quyền sở hữu trí tuệ cũng như tập trung vào mức thuế quan. Việc này đã phản ánh không chỉ lợi ích gia tăng mà nước gia nhập có thể thu được khi trở thành thành viên của WTO mà còn cả sự áp dụng những tiêu chuẩn cao hơn về sự công bằng, minh bạch và thực hiện gia nhập để đáp ứng được những mong đợi của các thành viên chính thức. Có thể có những cho phép nhất định đối với giai đoạn phát triển của nước xin gia nhập và nhu cầu cho giai đoạn điều chỉnh.

Trong các cuộc đàm phán gia nhập, danh mục yêu cầu các biện pháp thuế quan và phi thuế quan là tín hiệu thông báo những quan tâm ưu tiên của nước yêu cầu. Các yêu cầu ưu đãi không nhất thiết chỉ bao gồm các mặt hàng đang buôn bán mà còn có thể là những sản phẩm mà nước đưa ra yêu cầu là nhà xuất khẩu lớn trên thị trường thế giới.

28

Một điều rất quan trọng là phải xem xét tới triển vọng thương mại trong tương lai khi đàm phán với một nước xin gia nhập, khi ở nước này các cơ hội thị trường hiện tại có thể bị hạn chế do có các hàng rào cản trở thương mại hay các biện pháp bóp méo thị trường khác. Các hình mẫu thương mại hiện tại có thể không chỉ ra được triển vọng có thể có sau khi thị trường nhập khẩu đã được tự do hoá.

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 26)