thuế quan gia nhập WTO
Theo WTO thì các rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 2 loại là: các biện pháp thuế quan (Tariff) và các biện pháp phi thuế quan (Non Tariff).
Thuế quan là khoản thu do nhà nước đặt ra đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu khi hàng hóa đó làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu hải quan hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu. Tác động của thuế quan đối với hàng nhập khẩu đơn giản chỉ là việc làm tăng mức giá của hàng nhập khẩu và nhờ đó làm giảm mức cạnh tranh của hàng hóa đó đối với các sản phẩm trong nước. Tương tự thuế quan xuất khẩu (rất ít khi được áp dụng) nhưng mục tiêu của nó chủ yếu là làm giảm lượng nhu cầu thế giới đối với mặt hàng xuất khẩu và tăng thu ngân sách. Nếu như thuế quan nhập khẩu có mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước thì thuế quan xuất khẩu không có mục tiêu đó. Vì lý do thuế quan xuất khẩu ít được sử dụng nên trừ khi được nêu rõ ràng, thông thường thuế quan là thuế quan đối với hàng nhập khẩu.
Biện pháp phi thuế quan được hiểu là tất cả các biện pháp không phải là thuế quan, các công cụ mang tính chất hành chính, các công cụ mang tính chất đòn bẩy kinh tế và sự tham gia của chính phủ hay các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay các biện pháp phi thuế quan đang được sử dụng rộng rãi là hạn ngạch (quota: biện pháp này đang được coi là có tác dụng mạnh và bóp méo thương mại hơn thuế quan), cấp phép, các quy định về
33
kỹ thuật, chống bán phá giá, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, sở hữu trí tuệ, quy tắc xuất xứ...
Các biện pháp phi thuế quan có thể được phép áp dụng nếu nó tuân theo những tiêu chí của WTO và không gây cản trở hay bóp méo thương mại. Đó được gọi là những biện pháp phi thuế quan phổ thông. Nhưng về nguyên tắc, WTO yêu cầu phải chuẩn mực hoá lại các biện pháp phi thuế quan phổ thông theo các qui định chung của WTO hoặc các thông lệ quốc tế, tiến tới giảm thiểu hoặc loại bỏ các rào cản phi thuế quan gây cản trở đối với hoạt động thương mại quốc tế tuân theo nguyên tắc tự do hóa thương mại.
Nếu như các biện pháp thuế quan không tạo ra nhiều bất đồng và khó khăn trong việc xem xét và đánh giá của các thành viên trong WTO thì việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan luôn gây ra những tranh cãi và bất đồng giữa các quốc gia trên thế giới. Vì nó bóp méo thương mại quốc tế, tổn thương sự tăng trưởng kinh tế và giảm thu nhập toàn cầu; mặt khác chúng rất đa dạng, phong phú nhưng lại tác động tiêu cực đến người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tư do lưu thông hàng hóa giữa các thành viên của WTO.
Tuy có nhiều điểm khác biệt và có những ưu và nhược điểm khác nhau nhưng điểm chung của thuế quan và phi thuế quan là đều nhằm mục tiêu bảo hộ các hàng hóa sản xuất trong nước, nhưng thuế quan lại ít bóp méo thương mại thế giới, dễ quản lý và thuế quan được WTO khuyến khích sử dụng.
Với mục tiêu đảm bảo công bằng giữa các thành viên trong thương mại quốc tế và ủng hộ cho tự do hóa thương mại nên WTO đã có nhiều nỗ lực để cố gắng hạn chế bớt sự phát triển của các biện pháp phi thuế quan, nhưng thực tế các biện pháp vẫn tồn tại và phát triển ngày càng một tinh vi hơn. Tuy nhiên, WTO cũng đã có nhiều thành công trong việc đạt được sự thừa nhận chung về một số các loại biện pháp phi thuế quan tiêu biểu cũng như tác động tiêu cực của chúng và buộc các thành viên WTO phải cam kết giảm thiểu chúng.
34