năm 2010
Châu Phi 6%
Châu Á 38% Châu Âu 41%
Châu Mỹ 15%
Biểu đồ 3: Cơ cấu nhập khẩu của các thị trƣờng Hồ tiêu năm 2011[20]
Cơ cấu nhập khẩu của các thị trƣờngnăm 2011 năm 2011 Châu Mỹ 20% Châu Âu 37% Châu Á 35% Châu Phi 8%
Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng hạt tiêu qua các tháng của Việt Nam cũng tăng rất cao qua từng năm, cao nhất tập trung vào các tháng trong quý 2 và quý 3 của cùng kỳ các năm. Số liệu cụ thể thông qua các Biểu đồ dưới đây:
71 0 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 Tấn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng
XUẤT KHẨU HỒ TIÊU QUA CÁC THÁNG CỦA VIỆT NAM
2009 2010 2011
Việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO đã đem lại cho ngành Hồ tiêu của chúng ta rất nhiều lợi thế để cạnh tranh với các thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới, cụ thể đó là các mức thuế xuất khẩu Việt Nam được hưởng khi xuất khẩu hồ tiêu vào các nước là thành viên của WTO tuân theo nguyên tắc MFN (Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc) đã thấp hơn nhiều so với trước đó, chính điều này là động lực cho chúng ta có thể cạnh tranh một cách công bằng và sòng phẳng với các nước xuất khẩu lớn trên thế giới như: Braxin, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia. ….Sản lượng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO đã gia tăng không ngừng qua từng năm. Dưới đây là số liệu xuất khẩu tính từ năm 2007 đến năm 2011.
Số liệu xuất khẩu Hồ tiêu năm 2007
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2007 Việt Nam đã xuất khẩu được: 82.904 tấn tiêu các loại (71.842 tấn tiêu đen và 11.062 tấn triêu trắng). Tổng kim ngạch đạt: 271 triệu đô la (tiêu đen đạt 224 trệu đô la, tiêu trắng đạt 47 trệu đô la). Giảm 29 %, tương ứng giảm 33.766 tấn về số lượng; Nhưng lại tăng tới 42,6%, tương ứng tăng: 81 triệu đô la về giá trị, đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
72 Số liệu xuất khẩu Hồ tiêu năm 2008 Số liệu xuất khẩu Hồ tiêu năm 2008
Lượng tiêu xuất khẩu đã đạt 89.000 tấn, tăng 7.6% so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 309 triệu USD/271 triệu USD, tăng 14% so với năm 2007. Năm 2008 được coi là năm có kim ngạch cao nhất trong lịch sử xuất khẩu của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Giá xuất khẩu bình quân đạt 3.500 USD/tấn, tăng 6% so với năm 2007, năng suất bình quân đạt 2,3 tấn/ha.
Số liệu xuất khẩu Hồ tiêu năm 2009
Năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu đạt 134.264 tấn; Tổng kim ngạch đạt 348,1 triệu USD, là năm mà ngành Hồ tiêu đạt số lượng và giá trị xất khẩu cao nhất từ trước tới nay. Trong đó tiêu đen đạt 111.732 tấn, kim ngạch 266,7 triệu USD, tiêu trắng đạt 22.532 tấn, kim ngạch đạt 81,4 triệu USD. So với năm 2008, tăng 49,7%, tương đương với 44.559 tấn về lượng và tăng 12,7%, tương đương với 32,1 triệu USD về giá trị.
Số liệu xuất khẩu Hồ tiêu năm 2010
Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu được 116.861 tấn Hồ tiêu, bao gồm 94.139 tấn tiêu đen 22.722 tấn tiêu trắng. Tổng kim ngạch đạt 421 triệu đô la, tiêu đen đạt 313 triệu đô la, tiêu trắng đạt 108 triệu đô la.
Số liệu xuất khẩu Hồ tiêu năm 2011
Số lượng đạt: 118.416 tấn (so với năm 2010 tăng 6,9%.). Tổng kim ngạch đạt 693 triệu USD (so với năm 2010 tăng 65%). Giá bình quân: Tiêu đen 5.637 USD/tấn (so với năm 2010 tăng 2.136 USD/tấn). Tiêu trắng 8.114 USD/tấn (so với 2010 tăng 3.139 USD/tấn).
Có thể tóm tắt lại số lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu qua Bảng dưới đây:
Bảng 14: Số liệu xuất khẩu hạt tiêu từ 2007 đến 2011 [20]
Năm Số lƣợng (Tấn) Giá trị (Triệu USD)
2007 82.904 271
73
2009 134.264 348,1
2010 116.861 421
2011 118.416 693
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Như vậy chúng ta có thể thấy được mặt tích cực của việc cắt giảm thuế quan khi Việt Nam gia nhập WTO đối với ngành sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đó là số liệu về xuất khẩu ngày càng tăng cao, năm này cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi cho lĩnh vực xuất khẩu thì việc giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng hạt tiêu của chúng ta để tuân theo cam kết cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO cũng làm thị trường trong nước phải chịu sự cạnh tranh của các thị trường hồ tiêu trên thế giới, cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hạt tiêu phải được thực hiện theo lộ trình cắt giảm hàng năm, cụ thể như sau:
Bảng 15: Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của mặt hàng Hạt tiêu từ năm 2007 đến 2012 [7]