Đàm phán nhiều bên

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 30)

Cách tiếp cận theo lĩnh vực hoặc theo nhiều bên đã được xét đến khi một số thành viên mong muốn đạt được cả việc loại bỏ lẫn cắt giảm thuế quan vượt quá mục tiêu chung của vòng đàm phán tại một số lĩnh vực. Phương pháp tiếp cận này dựa trên việc công nhận hai yếu tố chính sau đây:

a. Thuế suất cơ sở tại các nước cạnh tranh nhau có thể rất khác nhau và sự chênh lệnh này có thể vẫn tồn tại (mặc dù có thể giảm dần) tại các mức thuế cuối cùng nếu các nước cắt giảm thuế quan theo phần trăm như nhau.

Ví dụ: Nước A có mức thuế suất là 15% và nước B là 4,5% đối với cùng một sản phẩm. Nếu từng nước cắt giảm 1/3 thuế suất của mình theo một công thức chung, mức thuế suất cuối cùng sẽ là 10% và 3%.

b. Nếu thuế suất tại một lĩnh vực nào đó đã là rất thấp thì việc cắt giảm hơn nữa thuế suất này trở nên hoàn toàn không có giá trị.

Ví dụ: Nếu thuế suất 3,0% thì sau bị cắt giảm đi 1/3 thì thuế suất cuối cùng sẽ là 2,0%. Nếu việc giảm thuế tính trong thời gian 5 năm, thì việc mỗi năm cắt giảm 0,2% là không có ý nghĩa.

Trong Vòng Uruguay, các nước có lợi ích lớn tại một số lĩnh vực đã tìm cách giải quyết các vấn đề trên bằng biện pháp cùng loại bỏ thuế quan ("giảm tới không" - "zero for zero"). Trong các trường hợp khác, việc hài hoà thuế quan tại mức thuế suất thấp, tuy không phải về 0, cũng đã được xem xét tới. Xin xem cụ thể về các thoả thuận tại Mục 6.3.

Phạm vi mặt hàng của từng thành viên là một yếu tố rất quan trọng để xác định giá trị của bất kỳ thoả thuận nhiều bên nào. Đối với các thành viên tham gia,

31

mục đích là phải thu hút nhiều nhất các thành viên xuất khẩu để giảm số lượng các nhà xuất khẩu vẫn kiếm lời mà không cần phải tự do hoá thị trường của mình.

Cách tiếp cận nhiều bên đã mở rộng rất nhiều phạm vi của thương mại tự do các sản phẩm công nghiệp giữa các thành viên WTO. Dường như có sự công nhận chung rằng điểm kết thúc hợp lý của các vòng cắt giảm thuế quan tiếp theo là khi thuế suất bằng 0, ít nhất là giữa các nền kinh tế cùng tiềm lực phát triển.

Có lẽ nếu tự do hoá thương mại vẫn là mục tiêu quan trọng của các nền kinh tế thế giới trong thế kỷ sau thì thương mại tự do của nhiều loại hàng hoá sẽ trở thành quy tắc chứ không phải là ngoại lệ.

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)