Đàm phán lại các ƣu đãi ràng buộc, tu chỉnh và rút bỏ

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 28)

Điều XXVIII GATT đề cập tới việc tu chỉnh hoặc rút bỏ bất cứ ưu đãi nào trong danh mục ưu đãi của thành viên. Theo quy định của Điều XXVIII:1, nếu một bên muốn rút bỏ một ưu đãi thì phải tiến hành đàm phán với bất cứ bên nào:

- đã đàm phán ban đầu về các ưu đãi (bên có "quyền đàm phán ban đầu" được ghi trong danh mục ưu đãi);

- có lợi ích cung cấp chính - "nhà cung cấp chính";

- có lợi ích cung cấp chủ yếu - "nhà cung cấp chủ yếu", như được xác định bởi các bên ký kết.

Hiện chưa có một định nghĩa chính xác nào cho "lợi ích chủ yếu" để làm rõ Điều XXVIII, mặc dù một thành viên cung cấp từ 10% xuất khẩu các sản phẩm có liên quan trở lên có thể đòi hỏi quyền đàm phán như theo quy định của điều khoản này. Bản ghi nhớ về giải thích Điều XXVIII năm 1994 đã tạo nên quyền đàm phán mới cho nước có sản phẩm liên quan đạt được tỷ lệ cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu và nước đó được coi là có lợi ích cung cấp chính nếu như nước này không có quyền đàm phán ban đầu hoặc lợi ích cung cấp chính theo Điều XXVIII:1. Khi bên ký kết mong muốn đàm phán sửa đổi hoặc loại bỏ một ưu đãi thì "Các thủ tục đàm phán theo quy định của Điều XXVIII" (BISD 27S/26) sẽ được áp dụng.

Bồi thường

Mục đích của đàm phán là nhằm đền bù cho các bên nêu trên sao cho mức ưu đãi chung không được kém thuận lợi hơn mức đã có trước đàm phán (Điều XXVIII:2).

29

Điều XXVIII:1 đã cho thấy một cách rõ ràng rằng một bản chào bồi thường sẽ phải có giá trị tương đương với giá trị của ưu đãi bị rút đi. Điểm bắt đầu cho việc xác định các thành viên có quyền đàm phán là việc chuẩn bị và phân phát số liệu nhập khẩu của các hàng hoá liên quan trong thời gian ba năm trước việc rút bỏ ưu đãi. Chỉ thương mại của các hàng hoá được hưởng MFN (tức là không ưu đãi) mới được xét đến. Giá trị của ưu đãi bị rút bỏ có thể được thể hiện như là nguồn thu bị mất của một nước hoặc của một số nước liên quan (nếu việc tăng một loại thuế được đề ra). Các ưu đãi được chào cần dành cho nước liên quan một trị giá tương đương với nguồn thu bị mất do việc rút bỏ những ưu đãi này.

Trả đũa

Khi không đạt được một thoả thuận về mức bồi thường, bất cứ bên nào có quyền đàm phán ban đầu đều được tự do rút bỏ các ưu đãi căn bản tương đương trước kia đã đàm phán với bên ký kết gia nhập (Điều XXVIII:3).

Phạm vi của việc trả đũa có thể được xét cùng với thiệt hại thực tế nhằm đảm bảo mức ưu đãi cao nhất có thể có. Một số nước đã cho rằng phạm vi của việc trả đũa có thể được xác định bằng trị giá thương mại của các hàng hoá bị rút bỏ ưu đãi. Theo một cách nhìn khác "đúng kiểu GATT" hơn thì việc trả đũa có thể dựa trên cơ sở khoản thu nhập liên quan bị mất, tức là cũng được tính giống như cách tính trị giá bồi thường. Trả đũa có thể nhằm chủ yếu vào nước gây ra bằng cách rút bỏ ưu đãi cho các sản phẩm mà nước này là nhà cung cấp chính.

Trên thực tế thì thường khó tìm được các ưu đãi mới để bù lại việc rút bỏ một ưu đãi cho các bên. Khi xem xét một đề nghị bồi thường, phần lớn các nước sẽ xác định cả trị giá thực thu được từ bản chào lẫn giá trị của nó dưới dạng lợi ích thương mại ưu tiên tại nước rút bỏ ưu đãi.

Ví dụ, nếu New Zealand bị mất ưu đãi cho một số loại sản phẩm sữa, nước này có thể mong được bồi thường cho lĩnh vực các sản phẩm sữa tại thị trường đó. Rất khó để thuyết phục một thành viên bị mất ưu đãi chấp nhận bồi thường bằng

30

cách đưa ra một ưu đãi mới cho các sản phẩm không liên quan tới lĩnh vực bị mất ưu đãi.

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 28)