Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với sản phẩm lương thực

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 63)

2101 Cà phê hoà tan 50 50 40 2010 55 30

2.1.1. Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với sản phẩm lương thực

Ngoài các tác động chung của việc gia nhập WTO, cam kết về thuế quan trong ngành lương thực phần lớn đem lại tác động tích cực đối với các doanh nghiệp, người nông dân và ngành nông nghiệp nói chung. Cụ thể như sau:

Thị trường xuất khẩu được mở rộng với mức thuế quan MFN thấp và ổn định: Trước khi gia nhập WTO, nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải chịu mức thuế phổ thông thường là mức thuế cao hơn của nước nhập khẩu. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nước thành viên WTO có nghĩa vụ phải cho hàng hóa Việt Nam hưởng thuế suất MFN theo cam kết của họ trong WTO. Đây là một lợi ích rất lớn của việc gia nhập WTO mà các doanh nghiệp nông nghiệp cần tận dụng. Chúng

64

ta có thể kể đến đó là các lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản là thế mạnh từ trước đến nay như: Xuất khẩu gạo, hồ tiêu, hạt điều....

* Với thị trường xuất khẩu gạo: chúng ta có thể thấy rõ qua các năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì kim ngạch và giá trị xuất khẩu gạo luôn tăng cao và chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới chỉ xếp sau Thái Lan. Chúng ta có thể điểm qua các số liệu về xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các bảng dưới đây:

Bảng 12: Số liệu xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011 [49]

Năm Số lƣợng (Tấn) Giá trị (Tỷ USD)

2008 4.679.050 2,663

2009 6.052.586 2,464

2010 6.754.000 2,912

2011 7.105.000 3,507

Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp

Dựa trên bảng số liệu nói trên chúng ta có thể thấy được số lượng xuất khẩu của gạo luôn tăng lên từng năm và đến năm 2011 đã lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đạt trên 7 triệu tấn và thu về giá trị là hơn 3,5 tỷ USD, đây quả thật là một con số rất ấn tượng với chúng ta và tạo đà cho chúng ta có được động lực để vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Một trong những thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với số lượng lớn và luôn tăng lên qua mỗi năm đó là thị trường Hồng Kông, cụ thể như sau:

Bảng 13: Thị phần gạo của Việt Nam tại thị trƣờng Hồng Kông Năm Số lƣợng

(Tấn)

Thị phần

2007 200 Chiếm thị phần 0,2% của tổng nhập khẩu gạo của Hồng Kông

65

2008 1.600 Chiếm thị phần 0,5% của tổng nhập khẩu gạo của Hồng Kông

2009 16.000 Chiếm thị phần 5% của tổng nhập khẩu gạo của Hồng Kông

2010 54.700 Chiếm thị phần 18,1% của tổng nhập khẩu gạo của Hồng Kông

2011 97.700 Chiếm thị phần 28,2% của tổng nhập khẩu gạo của Hồng Kông

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông

Sau khi hội nhập WTO, lĩnh vực xuất khẩu gạo đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ về lượng cũng như về kim ngạch. Kết quả ấn tượng này có được do sự đóng góp quan trọng từ việc Việt Nam gia nhập WTO. Để xem xét tác động của WTO một cách rõ ràng hơn cần điểm qua các nhân tố như sau: hàng rào thuế quan; tiếp cận thị trường; mở cửa thị trường xuất khẩu gạo.

Về phương diện thuế nhập khẩu, Việt Nam đã thành công trong đàm phán gia nhập WTO khi giữ nguyên mức bảo hộ thuế nhập khẩu lúa gạo ở mức như trước khi gia nhập. Trong khi đó, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nước thành viên WTO có nghĩa vụ phải cho hàng hóa Việt Nam hưởng thuế suất MFN theo cam kết của họ trong WTO. Đây là một lợi ích quan trọng mà xuất khẩu gạo của Việt Nam hưởng lợi khi thâm nhập thị trường quốc tế sau khi vào WTO.

Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo theo hình thức thương mại trước khi gia nhập WTO thường không vào trực tiếp được nhiều thị trường mà phải thông qua các tập đoàn kinh doanh nông sản quốc tế vốn đang chi phối thương mại gạo toàn cầu. Do đó việc giảm hàng rào thuế quan theo cam kết WTO không có nhiều ý nghĩa giúp gạo Việt Nam có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường. Như vậy, việc gia nhập WTO là điều kiện cần để mở cánh cửa rộng hơn cho gạo Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng của các nước, song điều quan trọng hơn đó là năng lực của chính các doanh nghiệp Việt Nam trong việc vượt qua các tập đoàn thương mại

66

trung gian để kết nối trực tiếp với các nhà nhập khẩu và phân phối ở những nước này.

Xuất khẩu gạo tăng mạnh sau năm 2007 được hỗ trợ phần nhiều bởi điều kiện thuận lợi của thị trường thế giới. Tồn kho gạo thế giới giảm mạnh cộng với khủng hoảng lương thực năm 2008 đã nâng đỡ thương mại và giá gạo thế giới, giúp xuất khẩu gạo Việt Nam được hưởng lợi. Mặt bằng giá gạo năm 2007 ở mức 270 đô la Mỹ/tấn, năm 2008 nỗi lo khủng hoảng lương thực đẩy giá gạo lên gần mức 1.000 đô la/tấn. Những năm sau đó, 2009-2011, giá gạo đã nhích lên mức 450 và 550 đô la Mỹ/tấn. Trong bối cảnh quốc tế thuận lợi song cơ cấu chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam chưa có chuyển biến căn bản, gạo phẩm cấp thấp và trung bình vẫn chiếm tỷ trọng lớn, gạo Việt Nam vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc ở các phân khúc thị trường cao cấp.

Biểu đồ 1: Tỷ trọng các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Theo cam kết WTO, năm 2011 Việt Nam mở cửa thị trường xuất khẩu gạo, cho phép doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp tham gia bình đẳng với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một điều khoản quan trọng nhất được kỳ vọng sẽ tạo ra

67

những chuyển biến trong kết cấu ngành kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việt Nam cũng đã có sự chuẩn bị cho tiến trình này khi ban hành Nghị định

109/2011 quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, vốn không chỉ là một khuân khổ pháp lý quan trọng cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia xuất khẩu gạo mà đã tạo dựng một sân chơi chung cho kinh doanh xuất khẩu gạo trong và ngoài nước. Theo thống kê gần đây đã có gần 140 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo, trong đó có bốn doanh nghiệp nước ngoài. Luồng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gạo sẽ không chỉ dừng ở các doanh nghiệp đăng ký mà còn thông qua các kênh đầu tư khác như đầu tư vào các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, hoặc cả các dự án đầu tư có vốn của nước ngoài.

Như vậy, qua năm năm hội nhập WTO, ngành kinh doanh xuất khẩu gạo chưa có những chuyển biến về chất. Tác động của WTO về thuế quan còn chưa thực sự đạt được hiệu quả cao nhất, trong khi về mở cửa thị trường chưa có thời gian để kiểm nghiệm. Nhiều khả năng việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra đợt sóng đầu tư ồ ạt vào ngành lúa gạo trong thời gian tới. Nguồn vốn mới có thể tạo ra động lực thúc đẩy ngành kinh doanh xuất khẩu gạo phát triển mạnh mẽ hơn. Nhưng vốn nhiều không đồng nghĩa với chất lượng được cải thiện tương xứng. Thêm nhiều các dự án đầu tư dàn trải, tràn lan, thiếu tính khả thi sẽ dẫn đến lãng phí tiền bạc, chỉ càng làm cho thị trường lúa gạo Việt Nam thêm biến động, suy giảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Để luồng vốn đầu tư đi đúng hướng tạo đột phá cho ngành kinh doanh xuất khẩu gạo và kéo theo sự chuyển đổi của ngành hàng lúa gạo, Việt Nam rất cần đến vai trò của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương trong việc định hướng quy hoạch, xem xét nghiêm ngặt việc cấp phép dự án đầu tư kinh doanh xuất khẩu gạo. Nhà nước nên ưu tiên các dự án đầu tư đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, công nghệ chế biến tiên tiến, sản phẩm gạo chất lượng cao hướng đến các phân khúc thị trường phẩm cấp cao.

Thị trường trong nước tiếp tục ổn định:

68

được giữ nguyên mức bảo hộ (thuế nhập khẩu nông sản) ở mức như trước khi gia nhập. Như vậy, sau 11/1/2007 (thời điểm gia nhập WTO), các mức thuế nhập khẩu đối với lương thực đều không giảm. Thị trường trong nước vì thế ổn định, không phải chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn từ lương thực nhập khẩu (từ góc độ thuế quan). Đó là do chúng ta đã dự liệu trước trong quá trình đàm phán về cắt giảm thuế quan, chúng ta đã cân nhắc, lựa chọn các lịnh vực mà chúng ta là có thế mạnh để chúng ta bảo hộ chúng như các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản, để khi chúng ta cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức thấp thì cũng không ảnh hưởng đến thị trường trong nước, không làm cho ngành sản xuất trong nước phải cạnh tranh gắt gao với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

Ngành lương thực của chúng ta đã hội nhập kinh tế quốc tế một cách thành công, chúng ta đã đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu hàng hóa với số lượng lớn đi các thị trường trong khu vực và trên thế giới. Với vị thế luôn là nước dẫn đầu về số lượng xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu cao, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Chúng ta nhận được các ưu đãi về thuế quan khi là thành viên của WTO, nên chúng ta có chính sách phải đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa một cách tốt nhất, tuy nhiên chúng ta cũng gặp phải các trở ngại khác trên con đường mở cửa và đẩy mạnh xuất khẩu đó là các thị trường chúng ta xuất khẩu hàng hóa tuy thuế đã giảm xuống nhiều nhưng bù lại họ có những chính sách, biện pháp để bảo hộ ngành sản xuất trong nước của họ như: xây dựng các hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn, quy cách đóng gói bao bì...đó là những đòi hỏi cũng như là nhưng thách thức mà chúng ta gặp phải trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, chúng ta buộc phải thích nghi với các điều kiện này để có thể phát triển một cách tốt nhất các lợi thế về nông

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)