Các nguyên tắc Việt nam phải tuân thủ trong đàm phán thuế quan để gia nhập WTO và các mục tiêu cụ thể của Việt Nam khi đàm phán thuế quan

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 34)

nhập WTO và các mục tiêu cụ thể của Việt Nam khi đàm phán thuế quan 1.3.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most favoured nation – MFN) và các ngoại lệ của nó.

Nguyên tắc MFN đòi hỏi các quốc gia khi giành sự đối xử tốt nhất trong quan hệ thương mại với quốc gia thứ hai thế nào thì cũng giành sự đối xử tốt nhất như thế với quốc gia thứ ba. Với cách tiếp cận quy nạp, nguyên tắc này có thể khái quát cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo yêu cầu của nguyên tắc, các quốc gia phải cắt giảm tối đa thuế quan tức là giành cho nhau ưu đãi cao nhất để mức độ cản trở thương mại được giảm thiểu và việc đó được thực hiện không phân biệt giữa các nước thành viên. Thực chất nguyên tắc được sử dụng để bảo đảm các giao dịch thương mại quốc tế diễn ra tự do đến mức cao nhất, giảm thiểu các rào cản bảo hộ và thực hiện đối xử minh bạch.

“… bất kỳ một sự ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền hay miễn trừ mà một bên ký kết dành cho bất kỳ sản phẩm nào có xuất xứ từ hoặc được giao đến bất kỳ nước nào khác thì ngay lập tức và không điều kiện phải được dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hoặc được giao đến lãnh thổ của tất cả các bên ký kết khác”. (Điều I khoản 1 GATT 1947).

“Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác”. (Điều II khoản 1 GATS).

“Đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được ngay lập tức và không điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác”. (Điều 4 khoản 1 TRIPs).

35

Nguyên tắc này cũng có một số ngoại lệ, cụ thể tại Điều XXIV của GATT công nhận các nước thuộc một thỏa thuận khu vực có thể dành cho nhau những ưu đãi lớn hơn so với ưu đãi dành cho nước thành viên WTO nằm ngoài thỏa thuận khu vực đó. Như vậy, các nước ASEAN có thể dành cho nhau không chỉ thuế suất thấp hơn mà còn có thể là tiêu chuẩn kỹ thuật ít ngặt nghèo hơn. Có thể kể đến một số các thỏa thuận khu vực như sau: ASEAN, APEC, EU, MERCOSUR, AFTA….Tuy nhiên ngay trong các thỏa thuận khu vực thì nguyên tắc tối huệ quốc vẫn phát huy tác dụng. Thuế suất ưu đãi dành cho một nước trong thỏa thuận khu vực cần phải được áp dụng đồng đều cho tất cả các nước thành viên khác trong thỏa thuận khu vực đó.

Chế độ đối xử quốc gia (National treatment – NT) và các ngoại lệ.

NT yêu cầu một nước phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước. Cụ thể, bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới (đã trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu) sẽ được hưởng sự đối xử không kém ưu đãi hơn sản phẩm tương tự sản xuất trong nước. NT cũng được mở rộng áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Cụ thể, nguyên tắc này được quy định trong Điều 3 - Hiệp định GATT, Điều 17 - Hiệp định GATS và Điều 3 - Hiệp định TRIPS.

Các nước, về nguyên tắc, không được áp dụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp định của WTO, cụ thể, đó là các trường hợp: mất cân đối cán cân thanh toán (Điều XII và XVIII.b) ; nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Điều XVIII.c); bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều (Điều XIX); vì lý do sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vì lý do an ninh quốc gia (Điều XXI).

Một trong những ngoại lệ quan trong đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu. Vấn đề này được quy định lần

36

đầu tại Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh trong thoả thuận vòng Tôkyô 1979 và hiện nay trong Thoả thuận Vòng đàm phán U ruguay về trợ cấp và thuế đối kháng, viết tắt theo tiếng Anh là SCM. Thoả thuận SCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT 1947 và thoả thuận Tôkyô ở chỗ nó được áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ giá làm 3 loại : loại "xanh"; loại "vàng" và loại "đỏ” theo nguyên tắc "đèn hiệu giao thông" (traffic lights)

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)