Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan trong lĩnh vực công nghiệp

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 82)

0904 Hạt tiêu thuộc chi Piper; các

2.2. Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan trong lĩnh vực công nghiệp

Phát triển lĩnh vực công nghiệp luôn là quan tâm hàng đầu của Việt Nam trong cơ cấu của nền kinh tế để đưa Việt Nam thành một nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ được tất cả các thành viên WTO thừa nhận. Lớn hơn cả là chiến lược đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên thành một nước công nghiệp. Gia nhập WTO là một cơ hội rất tốt để chúng ta thực hiện chiến lược đó. Với các cam kết cắt giảm thuế quan trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam phải thực hiện trong 05 năm quan thì có những mặt tích cực đã đạt được rất đáng ghi nhận như ngành công nghiệp dệt may, với sự thiệt thòi hơn các ngành khác khi không có lộ trình cắt giảm thuế như các ngành khác là từ 3 đến 7 năm mà phải thực hiện việc cắt giảm ngay. Nhưng chính vì vậy mà ngành dệt may có động lực to lớn để có những bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu năm này cao hơn năm

83

trước…Bên cạnh đó là một số ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa có chiến lược, chính sách phát triển một cách rõ ràng như công nghiệp giấy, công nghiệp điện tử….

Đối với ngành công nghiệp chế biến chúng ta cũng gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực xuất khẩu khi những mặt hàng như: cá tra, cá basa, tôm đông lạnh……của chúng ta đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, EU….Với những thị trường nhập khẩu chúng ta đã được hưởng các ưu đãi về mức thuế thấp thì ngược lại chúng ta cũng phải chịu các tiêu chuẩn khác như: vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình ISO….Chính vì vậy mà ngành công nghiệp chế biến của chúng ta ngày càng phát triển về cả chất và lượng.

Bên cạnh những thành tựu của các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp sản xuất ôtô trong nước của chúng ta lại là một thất bại lớn của việc lựa chọn ngành hàng bảo hộ khi đàm phán thuế quan gia nhập WTO. Với nhiều chính sách bảo hộ cho ngành công nghiệp này như đánh thuế hàng nhập khẩu cao nhất thế giới để dản xuất trong nước có cơ hội đầu tư dây chuyền, thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nhân lực tay nghề cao để sản xuất những sản phẩm chất lượng đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng nó đã không phát triển được như sự kỳ vọng và ngày càng trồi sụt với sự chậm tiến trì trệ mà không biết đến bao giờ mới phát triển được, bên cạnh đó là tình trạng nhập siêu ôtô diễn ra trong một thời gian dài gây tổn hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.

Đánh giá tổng quan 05 năm thực hiện việc cắt giảm thuế quan trong lĩnh vực công nghiệp đem lại cho chúng ta những cái nhìn về những mặt tích cực cũng như tiêu cực đối với lĩnh vực công nghiệp. Dưới đây chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu việc cắt giảm thuế quan diễn ra ở một số sản phẩm công nghiệp điển hình.

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)