Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với sản phẩm điện tử

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 87)

0904 Hạt tiêu thuộc chi Piper; các

2.2.2.Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với sản phẩm điện tử

Có thể nói trong suốt một thời gian dài trước khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành điện tử nước ta phát triển trong một vỏ bọc lớn của Nhà nước với vô số những chính sách ưu đãi và bảo hộ. Trong đó, ưu đãi về thuế nhập khẩu là một trong những biện pháp hỗ trợ chính mà Nhà nước dành cho ngành điện tử để khích lệ ngành hàng này đi lên. Các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất và thuế nhập khẩu phụ tùng linh kiện từ 0-5%, trong khi thuế MNF là 40 - 60%. Chưa kể các loại trợ cấp khác như trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu (hay còn gọi là trợ cấp nội địa hóa), các khoản tín dụng ưu đãi, miễn tiền thuế thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…

88

Theo một khảo sát gần đây nhất của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam gia nhập WTO do Chính phủ Italia tài trợ về ảnh hưởng của các loại trợ cấp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại 62 doanh nghiệp điện tử trên địa bàn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, trợ cấp của Nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành hàng này. Có đến 75% doanh nghiệp cho rằng hình thức ưu đãi thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp điện tử là rất quan trọng, 42% doanh nghiệp cho rằng doanh thu của doanh nghiệp giảm nếu ưu đãi về thuế nhập khẩu bị bãi bỏ, chỉ có 15% tự tin rằng doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng nếu bỏ ưu đãi.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng có 75% doanh nghiệp cho rằng ưu đãi này là quan trọng và 83% doanh nghiệp cho biết việc bãi bỏ ưu đãi sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Rõ ràng các doanh nghiệp điện tử đang nhận được quá nhiều ưu ái và khi phải bước ra ngoài cái vỏ bọc êm ấm, không ít doanh nghiệp cảm thấy khó khăn, lúng túng trong việc thích nghi với môi trường cạnh tranh mới. Có đến một nửa số doanh nghiệp được hỏi than phiền rằng nếu việc miễn giảm tiền thuê sử dụng đất bị bãi bỏ thì họ sẽ cắt giảm sản lượng, 40% doanh nghiệp nhận định lợi nhuận sẽ giảm nếu Nhà nước xóa bỏ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp…

Gia nhập WTO là một tất yếu của nền kinh tế nước ta trong xu thế hội nhập toàn cầu, ngành điện tử cũng cần phải chấp nhận cuộc chơi và học cách sống tự lập ở sân chơi mới. Vì vậy, việc bãi bỏ hàng loạt trợ cấp và ưu đãi của Chính phủ cho các doanh nghiệp điện tử khi gia nhập WTO tuy có những tác động nhất định tới các doanh nghiệp, song những tác động đó không quá lớn như đối với ngành dệt may, da giầy…Chẳng hạn, khi việc cắt giảm thuế nhập khẩu hàng điện tử nguyên chiếc từ các nước ASEAN chỉ còn 0 -5% theo lộ trình AFTA có hiệu lực hoàn toàn từ ngày 1/1/2006, hàng điện tử từ các nước ASEAN đã không ồ ạt tràn vào Việt Nam cũng như giá cả các mặt hàng điện tử thông dụng cũng không hạ xuống quá nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không “sập tiệm” hàng loạt như suy đoán

89

của nhiều người trước đó, trái lại vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các sản phẩm điện tử đang được bán trên thị trường Việt Nam hiện nay đều do các doanh nghiệp trong nước cung cấp hoặc do các công ty đa quốc gia có nhà máy ở các nước ASEAN sản xuất. Do đó, khi gia nhập WTO, mặc dù thuế nhập khẩu giảm nhưng việc nhập khẩu ồ ạt hàng điện tử nguyên chiếc từ các quốc gia ngoài ASEAN là rất khó xảy ra. Nếu có thì chỉ là những mặt hàng công nghệ cao mà trong nước chưa sản xuất được.

Mặt khác, với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành điện tử. Điều này có thể kiểm chứng được qua việc Hãng Intel tăng vốn đầu tư từ 600 triệu USD lên 1 tỷ USD vào Nhà máy sản xuất chip điện tử tại Tp.Hồ Chí Minh ngay sau khi vòng đàm phán WTO kết thúc. Tiếp đó, Tập đoàn Meiko của Nhật Bản đầu tư 300 triệu USD vào dự án sản xuất linh kiện điện tử ở Hà Tây cũ. Gần đây nhất, Tập đoàn Foxcom của Đài Loan quyết định đầu tư 1 tỷ USD vào dự án sản xuất linh kiện máy tính và viễn thông. Và mới đây nhất là hãng điện thoại nổi tiếng của thế giới đến từ Phần Lan đã quyết định đầu tư 200 triêu Euro để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Tinh Bắc Ninh). Những minh chứng này là câu trả lời cho sự hấp dẫn của thị trường ngành điện tử Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều công nghệ hiện đại, phương thức quản lý và sản xuất kinh doanh tiên tiến tạo điều kiện thuận lợi cho ngành điện tử Việt Nam “cất cánh” cao hơn.

Tuy nhiên cũng cần thừa nhận rằng, việc gia nhập WTO đã và đang đặt các doanh nghiệp điện tử vào thế cạnh tranh vô cùng gay gắt với các đối thủ nước ngoài mạnh hơn. Khi không còn được hưởng các biện pháp bảo hộ của Nhà nước, nếu doanh nghiệp của ta không tích cực cải thiện sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý, tăng thị phần… thì sẽ gặp bất lợi lớn ngay trên sân nhà.

90

Việc cắt giảm thuế theo cam kết chung với WTO cũng như các cam kết Hiệp định công nghệ thông tin ITA là rất quan trọng. Theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Sự cắt giảm này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường điện tử nội địa, chắc chắn đó sẽ là sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu đến từ các nước thành viên của WTO cũng như các nước thành viên của cách Hiệp định mậu dịch tự do như CEPT/AFTA, ACFTA, AKFTA….Với lợi thế của hàng nhập khẩu chất lượng cao, giá thành không cao hơn nhiều so với hàng nội địa ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam thì ngành sản xuất trong nước sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, một điểm nữa cũng cần phải lưu ý đó là tâm lý sính hàng ngoại nhập của người dân Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống và thu nhập của người dân ngày càng được tăng cao nên họ cũng đã trang bị cho mình những đồ dùng, thiết bị điện tử ngoại nhập có chất lượng với giá trị cao.

Gia nhập WTO cũng là điều kiện cho sự phát triển của ngành điện tử trong nước, với đội ngũ nhân công rẻ, sẵn có cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, các kỹ sư của chúng ta đã được đào tạo bài bản hơn, số lượng tăng hơn trước rất nhiều, cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp hiện đại này đã tạo đà phát triển ngành điện tử. Cộng với mức thuế xuất MFN được hưởng như các thành viên khác của WTO cũng như mức thuế xuất khẩu áp dụng cho các thành viên của các Hiệp định thương mại tư do đa phương và song phương đã tạo động lực cho ngành điện tử tự tin xuất khẩu sản phẩm điện tử của chúng ta ra thị trường khu vực và thế giới. Một vài năm qua chúng ta cũng đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận về số lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm điện tử.

Chúng ta có thể điểm qua tình hình nhập khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong các năm qua như sau:

Năm 2007, tổng trị giá nhập khẩu của máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,96 tỷ USD, tăng 44,5% so với năm 2006. Thị trường nhập khẩu các mặt hàng này chủ yếu từ Singapore với 801 triệu USD, Nhật Bản: 592 triệu USD,

91

Trung Quốc: 518 triệu USD, Hồng Kông: 255 triệu USD,… Trị giá nhập khẩu từ 4 nước trên chiếm tới 73,2% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước. Đây là một con số ấn tượng cho năm đầu tiên gia nhập WTO.

Kim ngạch xuất khẩu của năm 2007 đạt 2,15 tỷ USD, tăng 26,1% nhưng chỉ đạt 89,8% kế hoạch năm. Các thị trường chính cho sản phẩm này là Thái Lan với 370 triệu USD; Hoa Kỳ: 273 triệu USD, Nhật Bản: 269 triệu USD, Hà Lan: 194 triệu USD, Philipin: 173 triệu USD…

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,64 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm trước nhưng hoàn thành kế hoạch năm chỉ đạt 75,4%. Các thị trường chính trong năm 2008 cho sản phẩm này là Thái Lan với 405 triệu US, Nhật Bản: 379 triệu USD, Hoa Kỳ: 305 triệu USD, Trung Quốc: 274 triệu USD, Hà Lan: 206 triệu USD, Singapore: 163 triệu USD,…

Kim ngạch nhập khẩu trong năm 2008 đạt 3,71 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2007 và thực hiện được 100,4% kế hoạch năm. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này theo loại hình nhập để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập gia công là hơn 1,83 tỷ USD, chiếm khoảng 50% trị giá nhập khẩu nhóm hàng này. Thị trường nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Nhật Bản với 929 triệu USD, Singapore: 815 triệu USD, Trung Quốc: 654 triệu USD, Hồng Kông: 368 triệu USD, Maylaysia: 252 triệu USD,…

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,76 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước. Các thị trường chính trong năm 2009 cho sản phẩm này là Hoa Kỳ với 433 triệu USD, tăng 41,2%; Nhật Bản: 381 triệu USD, tăng 1,4%; Thái Lan: 288 triệu USD, giảm 28,8%; Trung Quốc: 287 triệu USD, tăng 4,9%;…

Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2009 lên 3,95 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2008. Nhập khẩu nhóm hàng này của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng là 284 triệu USD, tăng 13,4% so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2009 lên 2,55 tỷ USD,

92

chiếm 64,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Năm 2009, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 1,46 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2008. Tiếp theo là Nhật Bản: 839 triệu USD, giảm 0,8%; Đài Loan: 309 triệu USD, tăng 8,6%; Hàn Quốc: 307,6 triệu USD, tăng 33,5%, Malaysia: 281 triệu USD, tăng 2,2%; …

Năm 2010, xuất khẩu trong lĩnh vực điện tử của Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, nhưng giá trị gia tăng chỉ đạt từ 5 – 10%. Các thị trường nhập khẩu sản phẩm của chúng ta chủ yếu là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đông Á, ASEAN và châu Âu.

Tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2010 là 5,21 tỷ USD, tăng 31,7% so với năm 2009. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ: Trung Quốc với 1,68 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản: hơn 1 tỷ USD, tăng 22%; Hàn Quốc: 927 triệu USD, tăng gấp 3 lần; Malaysia: 306 triệu USD, tăng 31%;…so với năm 2009. [18]

Như vậy, chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng to lớn của các cam kết cắt giảm thuế quan đối với ngành điện tử được thể hiện trên tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tăng theo từng năm, đem lai sự cạnh tranh sôi nổi cho ngành điện tử giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu. Một khảo sát thực tế cho thấy, nếu trước đây, hàng điện tử, điện máy sản xuất, lắp ráp trong nước bày bán tại các trung tâm thương mại, siêu thị điện máy thường chiếm tỷ lệ 70 - 80% thì nay hàng nhập khẩu đang chiếm ưu thế. Mặt hàng tivi, trước đây hàng sản xuất trong nước chiếm 70 - 80% thị trường thì nay hàng nhập khẩu nguyên chiếc đã chiếm hơn 60%. Các mặt hàng tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt nhập khẩu cũng chiếm trên 50%. Hàng điện gia dụng nhập khẩu chiếm hơn 80%. Riêng các mặt hàng kỹ thuật số gần như nhập khẩu 100%... Nhiều công ty của các hãng điện tử lớn cũng đã chuyển từ sản xuất, lắp ráp sang nhập khẩu hàng nguyên chiếc với số lượng gấp 3- 4 lần so với lượng hàng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 87)