Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với sản phẩm ngành giấy

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 83)

0904 Hạt tiêu thuộc chi Piper; các

2.2.1. Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với sản phẩm ngành giấy

Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng

84

mã… Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ. Đòi hỏi ngành giấy phải xây dựng được kế hoạch, chính sách phát triển một cách đồng bộ từ xây dựng vùng nguyên liệu đến khâu thu mua và sản xuất thành phẩm. Ngành giấy vẫn đang phát triển theo từng năm về cả mặt xuất khẩu và khả năng đáp ứng được nhu cầu trong nước, thu được một số kết quả về xuất khẩu như năm 2007 đạt 180.000 tấn giấy các loại; nhập khẩu năm 2007 đạt 841.500 tấn giấy các loại với tổng trị giá 600,2 triệu USD, tăng 18,5% so với năm 2006; chiếm 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu khoảng 127.000 tấn giấy, giảm 34% so với năm 2007 do nhu cầu về giấy trên thế giới giảm sút mạnh dưới tác động của cuộc khủng hoảng tải chính toàn cầu. Chiếm phần lớn trong các mặt hàng giấy xuất khẩu của Việt nam là giấy vàng mã sang thị trường Đài Loan và Nhật Bản, đây là nhóm giấy sản xuất từ bột kiềm không đòi hỏi chât lượng cao nhưng gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra Việt Nam cũng xuất được một phần giấy Tissue và giấy in viết chất lượng trung bình và thấp. Về nhập khẩu Do nhu cầu về giấy tăng nhanh hơn năng lực sản xuất nội địa, hàng năm Việt nam phải nhập một lượng giấy khá lớn. Năm 2008, cả nước nhập khẩu 970,8 tấn giấy các loại chiếm 50% tổng nhu cầu của cả nước. Giấy được nhập khẩu vào Việt nam từ rất nhiều nước trên thế giới tuy nhiên hơn 90% giấy được nhập khẩu từ các nước Châu Á. Ba nước xuất khẩu giấy lớn nhất vào Việt Nam là Thái Lan (chiếm 23% khối lượng, 20% giá trị), Đài Loan

85

(19% khối lượng, 20% giá trị) và Indonesia (19% khối lượng, 20% giá trị); ngoài ra là nhập khẩu từ một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ v.v. Về cơ cấu nhập khẩu, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất do nhu cầu của mảng sản phẩm này tăng cao trong các năm gần đây. Đứng thứ hai là nhóm giấy in viết, chiếm 13% tổng sản lượng giấy nhập khẩu. Hiện nay có 144 doanh nghiệp nhập khẩu giấy in viết trong đó có khoảng 141doanh nghiệp là công ty thương mại. Các công ty sản xuất giấy in lớn không tham gia hoạt động nhập khẩu. Giấy in báo chiếm khoảng 6% trong tổng sản lượng giấy nhập khẩu. Năm 2008 có 23 công ty tham gia nhập khẩu giấy in báo và hầu hết là các công ty thương mại. Cũng như mảng giấy in viết các doanh nghiệp lớn cũng không tham gia nhập khẩu giấy mà chỉ bán sản phẩm do mình sản xuất nên không thể chủ động điều tiết thị trường và thường bị hoạt động đầu cơ chi phối Giấy tissue gia trị nhập khẩu thấp vì sản xuất trong nước đáp ứng được 99% nhu cầu, Việt Nam còn là nước xuất khẩu giấy tissue.

Có thể nói gia nhập WTO ngành giấy là một trong những ngành có mức thuế suất giảm theo cam kết tương đối lớn, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường của ngành sản xuất giấy trong nước, ngành mà vốn dĩ trước khi gia nhập WTO là một trong số ít ngành sản xuất có mức thuế suất bảo hộ cao nhất. Cam kết giảm thuế nhập khẩu đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho sự gia nhập, cạnh tranh ồ ạt của các sản phẩm giấy từ nước ngoài vào thị trường giấy Việt Nam, lớn nhất là phải kể đến sự cạnh tranh của sản phẩm giấy đến từ Indonesia và Thái Lan.

Ngoài cam kết cắt giảm thuế quan theo lộ trình đã cam kết với WTO thì ngành giấy còn có các kết về thuế với các nước thành viên trong khu vực thông qua các hiệp định thương mại như CEPT, dưới đây là bảng so sánh giữa cam kết giảm thuế nhập khẩu trong CEPT và WTO của sản phẩm giấy Việt Nam.

Bảng 19: Diễn biến thuế nhập khẩu giấy theo hiệp định CEPT và WTO [7]

86 Trước năm Trước năm 2006 20%-30% 2007 Giấy in báo: 35% Giấy in sách, viêt: 32% 2006 10%-15% 2008-09/2008 Giấy in báo: 25% Giấy in sách, viết: 25% Giấy các tông sx thủ công: 20%

2007 5%-10% 02/2009 Giấy in báo: 29%

Giấy in sách, viết: 29%

2008-2013 0%-3% 2012 20%

Theo hiệp đinh CEPT mức thuế nhập khẩu giấy vào Việt Nam hiện nay đang rất thấp từ 0%-3%. Theo cam kết WTO đến năm 2012 chúng ta sẽ phải giảm thuế nhập khẩu giấy xướng 20%, hiện nay đang ở mức 29%. Như vậy, trong tương lai không xa, ngành giấy của Việt nam sẽ không còn được hưởng chính sách bảo hộ nhiều như hiện nay nữa. Thực tế cho thấy thuế nhập khẩu giảm tạo áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giấy. Năm 2008, thuế nhập khẩu giấy theo CEPT giảm từ 5% xuống 3% và theo cam kết WTO giảm từ 32% xuống còn 20%- 25%. Cùng với sự suy giảm mạnh của giá giấy thế giới dẫn đến thực trạng giá giấy nhập khẩu thấp hơn giá giấy sản xuất trong nước, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất giấy không tiêu thụ được hành và tồn kho lớn. Do vậy có thế thấy, ngành giấy Việt nam chưa chủ động trong việc hoạt động theo cơ chế thị trường. Và tương lai không xa, khi nhà nước buộc phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan, nếu không kịp thời thay đổi, nâng cao hiệu quả sản xuất, ngành giấy Việt Nam có khả năng thua ngay trên sân nhà.

Đối với các sản phẩm giấy xuất khẩu thì Việt Nam đã được hưởng mức thuế suất tối huệ quốc MFN cũng như các ưu đãi về thuế quan khi gia nhập các Hiệp định thương mại đa phương, các mức thuế xuất này là cơ hôi cho ngành giấy xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước khác, phát triển đồng đều kim ngạch xuất

87

nhập khẩu của ngành giấy. Tuy nhiên, số lượng và giá trị xuất khẩu của ngành giấy đem lại nhỏ hơn rất nhiều so với kim ngạch nhập khẩu. Có thể lấy ví dụ như: tháng 3/2010 xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy của cả nước đạt 34,35 triệu USD, tăng 98,69% so với tháng 2/2010 và tăng 27,66% so với tháng 3/2009. Tính chung cả quí I/2010 xuất khẩu đạt 75,74 triệu USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2009, kim ngạch xuất khẩu ngành sữa hiện nay chưa đạt được các kết quả như kỳ vọng, điều này bắt nguồn từ các nguyên nhân đó là: công nghệ, kỹ thuật, máy móc cũ kỹ, lạc hậu, giá vật liệu đầu vào còn cao do phải nhập khẩu, quy trình sản xuất còn chưa đồng bộ dẫn đến sản phẩm giấy của chúng ta chưa đạt được các tiêu chuẩn cao như: độ trắng, độ mịn …. nên sản lượng xuất khẩu của chúng ta còn rất thấp so với các nước có ngành giấy phát triển như Indonesia. Có thể nói rằng gia nhập WTO chưa mang lại nhiều tác động mang tính tích cực tới ngành giấy, nó là tất yếu khách quan của quá trình hội nhập nhưng hiện nay mới đang ở giai đoạn đầu của việc tiếp cận và phát triển theo một lộ trình nhất định để ngành giấy đạt được các thành tựu lớn về xuất khẩu, để có thể đạt được mục tiêu của Hiệp hội giấy Việt Nam đến năm 2015 có thể xuất khẩu hơn 2 triệu tấn giấy.

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)