0904 Hạt tiêu thuộc chi Piper; các
2.2.3. Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan đối với hàng dệt may
Có thể nói dệt may là một trong số ít ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất của các cam kết về cắt giảm thuế quan khi Việt Nam gia nhập WTO, điều đó còn được
93
thể hiện ở việc phải thực hiện ngay việc cắt giảm thuế chứ không được thực hiện theo lô trình kéo dài thông thường từ 3-5 năm như các mặt hàng khác. Mức giảm chung của ngành là 63%. Trong đó, cụ thể nhóm hàng xơ, sợi giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 5%, nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12%; quần áo, đồ may sẵn phải giảm từ 50% xuống 20%.
Các doanh nghiệp dệt may cho rằng áp lực quá lớn đối với họ vì sự cạnh tranh từ bên ngoài ngay khi Việt Nam thực hiện cam kết thay vì có lộ trình. Tham gia WTO, Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế nhiều mặt hàng nhưng hầu hết đều có lộ trình. Tuy nhiên, ngành dệt may không được hưởng ân hạn này. Có nghĩa họ không có thời gian để chuẩn bị mà phải cạnh tranh ngay. Việc cắt giảm thuế ngay đối với ngành dệt may được cho là để đánh đổi việc bãi bỏ quota, tức là mở ra cơ hội thị trường lớn đặc biệt là Mỹ cho ngành dệt may, điều mà những ngành được ân hạn lộ trình khác không có. Còn theo tổng hợp của dự án nghiên cứu tác động về số thu thuế nhập khẩu do ảnh hưởng của thực hiện cắt giảm thuế theo cam kết WTO mà Bộ Tài chính tiến hành, trong giai đoạn 5 năm sau khi hội nhập WTO, số thu thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ giảm khoảng 300 triệu USD (tương đương 4.800 tỉ đồng). Thống kê cho thấy, thuế nhập khẩu giảm nhiều nhất là từ ngành dệt may với 366,4 triệu USD (số giảm thu trực tiếp là 467 triệu USD trong khi số thu tăng nhờ kim ngạch tăng chỉ là 101 triệu USD).
Sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bất chấp tác động xấu do 2 cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu (2008 và 2011), dệt may Việt Nam là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, đóng vai trò quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong cạnh tranh quốc tế, đây cũng là ngành mà Việt Nam có thế mạnh. Dệt may luôn đứng đầu về kim ngạch hàng xuất khẩu so với các ngành hàng khác như xuất khẩu lúa gao, cà phê, hồ tiêu…
Việc tham gia vào sân chơi WTO đã tạo ra những tác động tích cực cho dệt may Việt Nam và rõ nét nhất là tăng tưởng xuất khẩu và tăng thị phần xuất khẩu,
94
đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may được thể hiện qua các số liệu dưới đây.
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2007 đạt gần 7,75 tỷ USD, tăng 32,8 % so với cùng kỳ năm trước và vượt 10,7% kế hoach năm. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ với gần 4,47 tỷ USD, chiếm tới 57,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Nhật Bản: 705 triệu USD, Đức: 365 triệu USD,...
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày có tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2007 lên 7,12 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2006. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 3,96 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,15 tỷ USD, bông: 267 triệu USD (210 nghìn tấn) và sợi là 741 triệu USD (424 nghìn tấn). Thị trường nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 1,78 tỷ USD, Đài Loan: 1,48 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,23 tỷ USD, Hồng Kông: 703 triệu USD, Nhật Bản: 431 triệu USD,…
Năm 2008, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 8,06 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 4,46 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,36 tỷ USD, bông: 467 triệu USD (300 nghìn tấn) và sợi là 775 triệu USD (414 nghìn tấn). Thị trường nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ các nước Đông Á, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 2,03 tỷ USD, Đài Loan: 1,62 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,38 tỷ USD, Hồng Kông: 732 triệu USD, Nhật Bản: 482 triệu USD,… Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 6,24 tỷ USD, chiếm 77% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mặt hàng dệt may đạt 9,12 tỷ USD, tăng 17,7 % so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 96% kế hoach năm. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ với hơn 5,1 tỷ USD, chiếm gần 56% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Nhật Bản: 820 triệu USD, Đức: 395 triệu USD, Đài Loan: 293 triệu USD,...
95
Năm 2009, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày có kim ngạch là 7,36 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4,6 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm 2008.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm qua là: Trung Quốc: 2,09 tỷ USD, Đài Loan: 1,47 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,44 tỷ USD, Nhật Bản: 466 triệu USD, Hồng Kông: 415 triệu USD,…
Cùng với kim ngạch giảm của nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2009 cũng chỉ đạt 9,06 tỷ USD , giảm 0,6% so với năm 2008. Các đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của chúng ta vẫn là các thị trường quen thuôc như: Hoa kỳ, EU và Nhật Bản, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 55,1%; 18,2% và 10,5% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tuy nhiên so với năm 2008, chỉ có xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là có tốc độ tăng trưởng dương (tăng 16,3%), đạt kim ngạch 954 triệu USD còn thị trường Hoa Kỳ đạt 4,99 tỷ USD, giảm 2,2% và EU đạt 1,65 tỷ USD, giảm 3,1%.
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2010 đạt 11,21 tỷ USD, tăng 23,7% so với năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,8 tỷ USD, tăng 25%. Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với năm 2009 lần lượt là 6,12 tỷ USD và 22,5%; 1,92 tỷ USD và 16,5%; 1,15 tỷ USD và 21%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt gần 9,2 tỷ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày trong năm 2010, nhập khẩu với giá trị 9,8 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 5,36 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,62 tỷ USD, xơ sợi dệt: 1,18 tỷ USD và bông là 674 triệu USD. Thị trường cung cấp sản phẩm cho chúng ta chủ yếu vẫn là các nước như: Trung Quốc dẫn đầu với 3,13 tỷ USD, tăng 50%; Hàn Quốc: 1,73 tỷ USD, tăng 20,3%; Đài Loan: 1,73 tỷ USD, tăng 17,3%; Hồng Kông: 539 triệu USD, tăng 30%; Nhật Bản: 514 triệu USD, tăng 10,2%… Tổng trị giá nhập khẩu từ
96
5 thị trường này là 7,63 tỷ USD, chiếm 78% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2011 của nước ta đạt 14,04 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm 2010 và tăng tới 132% so với kim ngạch bình quân của giai đoạn 2001 - 2010. Từ năm 2007, trị giá xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp FDI vượt qua các doanh nghiệp trong nước. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của khối doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 8,51 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam.
Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: có tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2011 lên 12,27 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm 2010. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 6,73 tỷ USD, tăng 25,5%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 2,95 tỷ USD, tăng 12,5%; xơ sợi dệt là 1,53 tỷ USD, tăng 30,4% và bông là hơn 1 tỷ USD, tăng 56,1%. Trong năm 2011, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu 7,88 tỷ USD, tăng 26,3% và các doanh nghiệp trong nước là 4,39 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2010. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm 2011 là: Trung Quốc: 3,96 tỷ USD, tăng 26,4%; Hàn Quốc: 2,11 tỷ USD, tăng 22%; Đài Loan: 2 tỷ USD, tăng 16,6%; Nhật Bản: 737 triệu USD, tăng 43,4%; Hoa Kỳ: 733 triệu USD, tăng 70,9%; Hồng Kông: 594 triệu USD, tăng 10,3%; … so với năm 2010. [19]
Chúng ta có thể điểm qua số liệu về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
97
Xét về thị phần, tính đến nay hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó thị truờng nhập khẩu Hoa Kỳ đứng đầu với kim ngạch khoảng 6,872 tỷ USD trong năm 2011, tăng trưởng hơn 12% so với năm 2010, tiếp theo là EU đạt 2,5 tỷ USD, tăng 33% và con số này là 1,68 tỷ USD, tăng 45% tại thị trường Nhật Bản.
Thực tế cho thấy, gia nhập WTO và ký kết các FTA, cùng với các ngành kinh tế khác, dệt may có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Hoa Kỳ và các nước đã được dỡ bỏ, bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ đựơc tốt hơn,…
Đáng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt các cơ hội mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Canada, Trung Đông và giảm sự phụ thuộc vào các thị trường chính. Đơn cử như xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đã tăng gấp đôi, đạt kim ngạch 904 triệu USD trong năm 2011.
Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, quá trình hội nhập cũng đem lại một số biến đổi tích cực cho ngành dệt may xét trên lĩnh vực giải quyết công ăn việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao động giúp dệt may Việt Nam đáp ứng
98
được nhiều đơn hàng phức tạp, tinh xảo, phần nào gây dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường thế giới. Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngánh sản xuất trong nước.
Ngoài những thành tựu thì quá trình hội nhập cũng mang đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Và nếu doanh nghiệp không đầu tư, tính toán cân nhắc đến chiến lược, chiến thuật kinh doanh một cách lâu dài, chắc chắn các doanh nghiệp của ta sẽ dần để mất tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, hiện ngành dệt bị bỏ lửng trong cuộc đua giành lợi nhuận của ngành may. Ngành dệt của Việt Nam vốn còn rất non kém, lại chưa được chú trọng đầu tư đúng mức vì vốn đầu tư ban đầu quá lớn. Các doanh nghiệp tập trung tìm kiếm đơn hàng cho ngành may vốn đem lại lợi nhuận tức thì. Kết quả là Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn và nguyên phụ liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, nội tại bản thân các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa làm quen và thích ứng được với nhiều phương thức sản xuất kinh doanh mới (FOB, ODM, OEM, OBM) dẫn đến giá trị sản phẩm làm ra còn thấp, giá trị gia tăng không cao.Việc xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn chưa thực sự có tương lai rõ ràng và cụ thể trong một thời gian gấn.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dự báo trong thời gian tới, cạnh tranh trên thị trường thế giới đối với hàng dệt may sẽ căng thẳng hơn. Nhiều nước trên thế giới đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may để cạnh tranh. Trong khi đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu đang làm giảm đáng kể nhu cầu đối với hàng dệt may. Yếu tố này cùng với việc Trung Quốc được Hoa Kỳ và EU bái bỏ chế độ hạn ngạch, hàng dệt may của ta sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc và các nước như Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka.
Để vượt qua các thách thức, tận dụng các cơ hội do việc gia nhập WTO và các cam kết tự do hoá thương mại đem lại, theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm
99
thông qua cải tiến công nghệ, mẫu mã, từng bước chuyển đổi phương thức từ gia công sang các hình thức cao cấp và chuyên biệt hơn như FOB, ODM... Đồng thời tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cho ngành dệt, nhuộm - hoàn tất nhằm dần dần đáp ứng nhu cầu vải và nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất.
100
CHƢƠNG 3