0904 Hạt tiêu thuộc chi Piper; các
76Mã hàng Mô tả hàng hoá
Mã hàng Mô tả hàng hoá Thuế suất năm 2007 (%) Thuế suất năm 2008 - 2012(%) khác 0401 10 00 00 - Có hàm lượng chất béo không quá 1% tính theo trọng lượng
20 15
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2007 đến 2012.
Chúng ta có thể thấy rằng so với năm đầu tiên thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu sữa là 20% thì năm tiếp theo đó chỉ giảm thêm 5% nữa xuống còn 15% và kéo dài cho tới tận năm 2012 thì mức thuế nhập khẩu sữa vẫn giữ nguyên mà không giảm nữa.
Tuy nhiên vấn đề với ngành sữa của Việt Nam đó là sản phẩm không đạt được chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, trong khi đó các sản phẩm nhập khẩu luôn được người tiêu dùng lựa chọn bởi chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở dĩ các nước như Úc, New Zealand, Mỹ, EU, Đức có lợi thế hơn chúng ta trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về sản phẩm sữa là do họ đang sản xuất sữa với giá thành cực rẻ, đây là những nước được thiên nhiên ưu đãi phù hợp với qui mô chăn nuôi bò sữa công nghiệp, chi phí rất thấp, Họ có những cánh đồng cỏ mênh mông, không phải đầu tư nhiều, việc chăn thả không tốn nhiều công sức và thu hoạch cũng như bảo quản theo hướng công nghiệp. Như vậy, không chỉ chi phí sản xuất thấp, năng suất cao, mà chất lượng sản phẩm của họ đảm bảo tuyệt hảo, nếu chúng không có lộ trình giảm thuế nhập khẩu thỏa đáng thì sản xuất trong nước sẽ khó cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài ồ ạt tràn vào thị trường.
Tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay cũng đang hướng về dùng sản phẩm sữa ngoại nhập để đảm bảo cho sức khỏe và phát triển của người thân,
77
gia đình mình, bản thân họ chưa tin tưởng sản phẩm của thi trường trong nước. Ví dụ như sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em thì trên thị trường hiện nay tràn ngập sản phẩm ngoại nhập của các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới như; Abbott (Hoa Kỳ), S26 (Úc, Singapore), Friso (Hà Lan)…..và sản phẩm của Việt Nam chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao ngành sữa chúng ta lại rơi vào tình cảnh này, tại sao một nước có nhiều thế mạnh về nông nghiệp như chúng ta lại chưa thực sự chú trong đến một ngành hàng đầy tiềm năng này, câu hỏi này nên chăng dành cho những nhà quản lý, những nhà chuyên môn có tâm huyết với ngành sữa trả lời, để có thể đưa ngành sữa phát triển đi lên, phục vụ được cho nhu cầu nội tại trong nước.
Năm 2009, khoảng 72% lượng sữa của VN tiêu thụ phải nhập khẩu, trong đó 50% là sữa nguyên liệu và 22% là sữa thành phẩm.
Bảng 17: Kim ngạch nhập khẩu sữa Việt Nam theo tháng, 01/2008-5/2010 [32]
Đơn vị: Triệu USD
Sữa và kem chưa cô đặc, pha chế Sữa và kem cô đặc, pha chế Buttermilk, sữa đông và kem Whey và sản phẩm chứa sữa tự nhiên Bơ và các chất béo khác Pho mát và sữa đông 2008 1 0.293 37.835 0.250 3.513 3.281 2.013 2 0.345 19.122 0.140 1.784 2.483 1.670 3 0.231 22.989 0.161 1.623 1.883 1.638 4 0.311 18.672 0.263 2.362 1.907 1.650 5 0.386 24.054 0.230 4.073 1.505 2.323
78 6 0.777 27.263 0.388 3.536 2.232 2.021 6 0.777 27.263 0.388 3.536 2.232 2.021 7 0.379 38.984 0.281 4.968 2.361 1.971 8 0.557 24.629 0.219 2.845 1.971 2.165 9 0.275 24.376 1.087 3.742 3.012 1.830 10 0.546 25.913 0.409 3.536 4.694 2.765 11 0.597 31.927 0.185 3.376 3.805 1.884 12 0.572 23.138 0.260 2.975 3.379 2.108 2009 1 0.338 17.237 0.137 1.335 1.856 0.944 2 0.266 16.605 0.303 1.401 2.320 1.339 3 0.288 22.518 0.779 2.119 2.366 1.123 4 0.477 12.645 0.653 1.955 0.996 0.634 5 0.378 22.558 0.510 2.616 2.935 1.431 6 0.397 16.233 0.861 2.758 2.236 2.945 7 0.596 15.924 0.950 2.767 2.802 2.052 8 0.373 19.397 0.506 2.313 2.108 2.361 9 0.481 16.724 0.554 2.089 2.125 2.248 10 0.539 18.019 0.857 1.895 2.042 2.921 11 0.495 18.168 0.873 1.728 3.061 2.770 12 0.394 28.788 1.614 2.838 3.148 2.794 2010 1 0.406 27.026 0.922 2.454 4.179 1.893 2 0.408 19.481 0.468 2.630 4.834 1.315 3 0.705 24.318 0.990 3.628 6.834 2.146 4 0.566 27.866 0.683 2.744 7.396 2.367 5 0.522 30.405 0.966 3.911 3.626 2.804
79
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Tuy chúng ta phải nhập khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm với số lượng lớn nhưng ngành sữa xuất khẩu của chúng ta cũng gặt hái được một số thành công từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO và nhận được ưu đãi về thuế quan MFN nên chúng ta đã có được những soosl ượng và giá trị xuất khẩu sữa sang các thị trường láng giềng trong khu vực một cách đáng ghi nhận. Dưới đây là một vài số liệu về xuất khẩu sữa của Việt Nam.
Bảng 18: Các thị trƣờng xuất khẩu sữa chính của Việt Nam, 2005-2009
Đơn vị: Triệu USD
Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009
Cambodia 834,874.00 3,139,902.30 5,452,375.63 11,230,171.00 11,546,761.00
Philippines 90,004.00 449,502.38 3,477,043.97 7,136,274.00 10,187,672.00
China 4,663.00 3,560.19 25,752.38 495,997.00 756,416.00
Singapore 2,964,302.00 611,719.57 2,017,089.57 401,317.00 454,803.00
Nguồn: Tổng cục Hải Quan [32], [33]
Theo đánh giá của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm phán để cắt giảm thuế quan khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành nông nghiệp là ngành phải chịu nhiều thách thức và khó khăn nhất trong quá trình thực hiện các cam kêt với WTO. Cụ thể hơn cả đó là ngành chăn nuôi, theo báo cáo số liệu của Cục chăn nuôi tới cuối quý 3-2007 do giá cả các mặt hàng trong nước leo thang Bộ Tài chính đã quyết định cắt giảm thuế nhập khẩu cho mặt hàng thịt sớm hơn lộ trình và mức thuế cam kết với WTO. Theo cam kết, đến 2012 Việt Nam mới phải cắt giảm thuế nhập khẩu thịt bò xuống 14% nhưng Bộ Tài chính đã cắt giảm xuống còn 12%; thuế nhập khẩu thịt heo theo cam kết từ 25% xuống còn 20%; Thịt gà, vịt, ngan không bắt buộc cắt giảm nhưng thuế nhập khẩu cũng được giảm từ 40% xuống còn 12%; trứng gia cầm từ 80% giảm còn 20%..., việc cắt giảm thuế nhập khẩu đã giúp cho thực phẩm ngoại giá rẻ ồ ạt nhập về Việt Nam. Dưới đây là bảng số liệu về nhập khẩu thịt và thịt gà của Việt Nam sau 02 năm gia nhập WTO.
80
Biểu đồ 5: Cơ cấu nhập khẩu thịt năm 2008, 2009 [
Đơn vị tính: USD
Nguồn: Trung tâm Thông tin PTNNNT. [21]
Ngành chăn nuôi phải đối mặt với rất nhiều thách thức với kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là ong và heo sữa, trong khi đó phải nhập siêu rất nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác để phục vụ cho nhu cầu trong nước do nguồn cung trong nước chưa đủ đáp ứng yêu cầu của thực tế sử dụng. Số liệu nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi luôn tăng lên rất nhiều qua từng năm như: thịt gà nhập khẩu, từ 40.868 tấn năm 2007 đã tăng lên 103.401 tấn trong tám tháng đầu năm 2008, tương đương 100 triệu con gà, trong khi đàn gà cả nước hiện chỉ hơn 241 triệu con, tức thịt gà nhập khẩu chiếm gần 40% thị phần thịt gà cả nước; trong tám tháng đầu năm 2008 lượng thịt trâu, bò ngoại nhập tăng gấp ba lần và thịt heo nhập tăng gấp 18 lần so với cả năm 2007; đến năm 2009 chúng ta đã chi trên 2,1 tỉ USD nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. Tình trạng nhập siêu lớn này ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất chăn nuôi, vốn dĩ đã không đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Theo Trung tâm Thông tin - Tư liệu thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 30% số hộ nông dân chăn nuôi đã phải bỏ hoàn toàn hoặc từng phần kế hoạch chăn nuôi sau cơn khó khăn và có khoảng 20% doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phải đóng cửa trong năm 2008. Chính vì vậy, các cơ quan
81
quản lý đã phải vào cuộc để vực dậy hoạt động sản xuất của ngành chăn nuôi, cụ thể đó là hai lần Bộ Tài chính thực hiện chính sách tăng thuế trở lại (lần thứ nhất vào tháng 10-2008 và lần thứ hai vào tháng 3-2009) nên kim ngạch nhập khẩu thịt sáu tháng đầu năm 2009 giảm xuống chỉ còn 58,58 triệu đô la, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng hiện tượng trên cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi nước ta là vấn đề đáng báo động, áp lực của hội nhập đối với ngành chăn nuôi là rất gay gắt.
Mặt khác, do chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường nên Việt Nam chưa được phép áp dụng quy chế tự vệ để chống lại những đột biến về nhập khẩu cho các mặt hàng chăn nuôi như thịt heo, thịt bò... Khi giảm thuế nhập khẩu thịt sớm hơn lộ trình, Nhà nước lại “không có bất cứ khuyến cáo nào để người nuôi có thể chủ động giảm đàn, ngừng chăn nuôi hoặc có biện pháp đối phó trước nguy cơ cạnh tranh với thịt nhập khẩu”
Với tình hình thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO của ngành chăn nuôi qua các năm 2007 đến 2009 thì liệu chúng ta sẽ phải chống đỡ ra sao khi đến 2012 theo cam kết với WTO thuế nhập khẩu sẽ phải bị cắt giảm và Việt Nam sẽ không còn được phép tự tăng cao thuế hơn mức đã cam kết.
Vì vậy, vấn đề căn cơ của ngành chăn nuôi là phải làm sao hạ được giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Để đạt được mục tiêu đó, theo ông, ngoài việc áp dụng chính sách thuế dễ tiên liệu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hoạch định một chiến lược bài bản về phát triển ngành chăn nuôi, trong đó đặc biệt là phải sớm quy hoạch được nguồn thức ăn cho chăn nuôi nhằm đảm bảo cung cấp đủ, giá thành thấp, đồng thời tránh sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu.
Năm 2010, số liệu nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi vẫn không giảm mà còn tăng cao, cộng với dịch bệnh xảy ra trong nước làm cho ngành sản xuất chăn nuôi trong nước thêm phần lao đao, và khó khăn. Chính vì lý do này mà Bộ Tài Chính
82
đã ban hành Thông tư số 133/2010/TT-BTC, nội dung quy định hầu hết các loại thực phẩm nhập khẩu sẽ phải chịu thuế từ 30 đến 40% và có hiệu lực thi hành từ ngày 24/10/2010. Thông tư này hi vọng sẽ là cứu cánh cho ngành chăn nuôi trong nước có thời gian hồi phục và đề ra lộ trình phát triển để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2011 chúng ta đã phải nhập khẩu 8,9 triệu tấn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi các loại với trị giá khoảng 3,7 tỉ USD. Lượng nguyên liệu nhập khẩu chiếm trên 62% khối lượng nguyên liệu dùng để sản xuất 14,3 triệu tấn thức ăn chăn nuôi trong năm vừa qua.
Dựa trên các số liệu nhập khẩu của các năm qua chúng ta có thể hình dung được một bức tranh với nhiều gam màu tối của sự hội nhập WTO của ngành chăn nuôi Việt Nam. Tình hình thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan đối với ngành chăn nuôi gặp muôn vàn khó khăn và thử thách cho thị trường trong nước, ngược lại chưa tạo được nhiều dấu ấn cho câu chuyện xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.