2101 Cà phê hoà tan 50 50 40 2010 55 30
2.1. Tình hình thực hiện các cam kết về thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp
Trước khi gia nhập WTO Việt Nam vẫn là một nước với phần lớn dân số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm từ 65-70% dân số của cả nước với các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn có số lượng và chất lượng đứng hàng đầu trên thế giới, có thể kể đến như: cà phê, hồ tiêu, lúa gạo….Gia nhập WTO ngành nông nghiệp phải thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của mình. Chúng ta đã thực hiện lộ trình cắt giảm này được 05 năm tính từ thời điểm gia nhập đến năm 2011 một cách nghiêm túc và đúng đắn, chính vì vậy việc cắt giảm thuế quan này tưởng chừng sẽ đem lại nhiều tác động tiêu cực đối với ngành nông nghiệp khi phải cạnh tranh với sản phẩm nông nghiệp từ các nước khác nhưng đã đem lại cho chúng ta nhiều thành quả về xuất khẩu khi thuế xuất khẩu các mặt hàng nông sản của chúng ta được giảm đáng kể so với trước đây. Chẳng hạn, giá trị xuất khẩu gạo năm 2009 (đạt gần 2,7 tỉ USD) đã tăng gấp đôi so với năm 2007, trong khi khối lượng xuất khẩu tăng gần 22%, năm 2010 còn đạt cao hơn là 3,2 tỉ USD. Kết quả này khẳng định gia nhập WTO đã tác động tích cực tới xuất khẩu gạo, cơ bản do giá gạo trên thị trường quốc tế tăng mạnh từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tận dụng được cơ hội này(1). Còn xuất khẩu cà phê trong các năm 2006, 2007 và 2008 không thay đổi nhiều về giá trị và khối lượng, phản ánh việc gia nhập WTO đã ảnh hưởng không nhiều đến xuất khẩu sản phẩm này. Với thế mạnh của mình, sản phẩm cà phê vẫn trụ vững trên thị trường, nhưng không tăng hơn nữa cả về khối lượng và giá trị như lúa gạo. Tương tự, việc thực hiện các cam kết về giảm thuế nhập khẩu và tự do hóa thị trường cao su đã không ảnh hưởng xấu tới sản xuất và xuất khẩu cao su nguyên liệu của Việt Nam. Về diện tích trồng trọt trong nước, trong 4 năm qua diện tích các loại cây trồng có định hướng xuất khẩu hoặc phục vụ nhu cầu
63
thiết yếu của người tiêu dùng trong nước đều tăng lên, như rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày tăng khoảng 2% - 4%/năm; cây công nghiệp lâu năm tăng 80 nghìn héc-ta trong 2 năm 2008 – 2009. Về sản lượng trồng trọt , trong 4 năm qua, sản lượng các loại cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt, như cà phê, cao su, chè, điều đã tăng nhanh. Nhóm sản phẩm chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, điều kiện thời tiết những năm qua và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao... Vì vậy, tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị SXNN chỉ tăng từ 24,5% (năm 2006) lên 30% (năm 2009); số đầu gia súc không tăng, gia cầm tăng, các sản phẩm trứng, sữa tăng nhẹ.
Những thay đổi về diện tích, sản lượng và giá trị nông nghiệp trong 4 năm qua phản ánh tác động của gia nhập WTO về cơ bản là tích cực, tạo cơ sở thực tiễn cho việc định hình một cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, phát huy cao nhất lợi thế tự nhiên của các vùng sinh thái, trên cơ sở đó có thể thiết kế các chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp theo ngành sản phẩm và theo vùng sản xuất. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay chưa ổn định, bộc lộ nhiều hạn chế. Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình thực hiện cắt giảm thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta cùng tìm hiểu một vài sản phẩm chủ đạo có tiếng trên thị trường thế giới của Việt Nam sau đây: