Những kiến nghị đối với quá trình thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan của Việt nam sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 118)

0904 Hạt tiêu thuộc chi Piper; các

3.2. Những kiến nghị đối với quá trình thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan của Việt nam sau khi gia nhập WTO

của Việt nam sau khi gia nhập WTO

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thuế Xuất nhập khẩu theo lộ trình đã cam kết

Thứ nhất, căn cứ vào lộ trình cam kết và tình hình thực tế, phân tích làm rõ các mặt hàng, ngành hàng cắt giảm mạnh thuế quan; mặt hàng, ngành hàng cần bảo hộ bằng thuế XNK trong khuân khổ phù hợp với cam kết WTO. Đảm bảo xử lý tốt mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường hội nhập với yêu cầu bảo hộ sản xuất. Khi cắt giảm thuế quan vẫn phải chú ý đến các bước bảo hộ trong khuân khổ WTO cho phép. Cần hết sức cân nhắc việc bảo hộ đối với một đối tượng trong ngành hàng nào đó. Cần tuân thủ nguyên tắc: bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có giới hạn về thời gian để tạo sức ép tăng năng lực cạnh tranh của ngành được bảo hộ. Căn cứ để

119

xác định đối tượng ngành hàng cần bảo hộ trựa trên cơ sở tình hình thực tế của các ngành, lĩnh vực và tình hình thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, để phân tích, chọn lựa theo các tiêu chí nhất định, tìm ra các ngành, các lĩnh vực, loại sản phẩm cần bảo hộ. Tiếp theo, tiến hành xây dựng và đề ra mục tiêu bảo hộ, kế hoạch hành động trong đó chi tiết các nội dung về mức bảo hộ, thời gian và điều kiện cụ thể cho việc bảo hộ.

Các nội dung cần chú ý trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch về đảm bảo mức độ bảo hộ, đó là cách xử lý một cách hợp lý mối tương quan giữa các mục tiêu về mức độ bảo hộ “cần thiết” đối với những ngành quan trọng có ảnh hướng lớn tới nền kinh tế với các mục tiêu khác như lợi ích người tiêu dùng, ổn định thị trường, số thu NSNN.

Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, cần đề ra mục tiêu bảo hộ cần thiết đối với một số sản phẩm, công đoạn ưu tiên phát triển….để xác định cơ cấu bảo hộ cho phù hợp. Ví dụ như việc xác định một số chủng loại xe, dòng xe chiến lược trong ngành ôtô, để có chính sách bảo hộ và đảm bảo thu được hiệu quả và mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khi xây dựng chiến lược để phát triển đối với những ngành này, cần nghiên cứu kỹ vai trò của thuế trong tập hợp các chính sách và biện pháp nhằm hỗ trợ phát triển ngành, để xác định cụ thể hơn về lộ trình thực hiện các cam kết với WTO về thuế cho phù hợp.. Đồng thời, đối với các chủng loại xe, dòng xe mà không được bảo hộ, cần giảm sự phân tán các mức thuế suất thuế nhập khẩu, gom các mức thuế suất của các mặt hàng tương tự vào một số nhóm đại diện. Việc này sẽ giúp tránh được sự chệch hướng thương mại, nâng cao tính đa dạng của các loại sản phẩm. Hơn nữa, tọa điều kiện thuận lợi cho quá trình xác định mã hàng hóa, thuế suất thuế xuất nhập khẩu để xác định và tính thuế cho phù hợp, giảm thiểu các gian lận về thuế xuất nhập khẩu. Giải pháp này cần được nghiên cứu áp dụng đối với mặt hàng cần áp dụng chính sách bảo hộ thuế quan.

Liên quan đến số thu NSNN, trong điều kiện của Việt Nam khi mà số thu từ ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu vẫn còn chiếm tỷ trọng đáng kể, thì việc cân nhắc

120

về mục tiêu số thu NSNN cũng là điều dễ hiểu. Theo đó số liệu thống thương mại, tỷ trọng rất lớn (90%) của hàng nhập khẩu là nguyên nhiên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu hàng tiêu dùng. Vì thế, nếu nâng thuế suất thuế nhập khẩu để giảm bớt áp lực về về số thu NSNN thì sẽ có tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước do sẽ phải nâng thuế những mặt hàng nhập khẩu là đầu vào phục vụ sản xuất trong nước. Vì nếu chỉ nâng thuế đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu thì số thu tăng từ thuế nhập khẩu là thấp do thuế suất đối với mặt hàng tiêu dùng thường là rất cao, thậm chí sát bằng mức trần thuế suất cam kết., đồng thời tỷ trọn thấp của nhập khẩu hàng tiêu dùng trong tổng khối lượng kim ngạch nhập khẩu. Vì vậy, cần cân nhắc và trong một chừng mực nhất định phải có sự đánh đổi giữa các mục tiêu trên. Nhưng nhìn chung thì xu hướng là cần cải cách chính sách thuế để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu thuế nhập khẩu, tiến tới thuế nhập khẩu chỉ nên được coi là một công cụ chính sách thương mại.

Ngoài ra, cần phối kết hợp vận dụng linh hoạt các cam kết hội nập theo các cấp độ đa phương, khu vực và song phương nhằm cải thiện hàng rào bảo hộ thương mại với trọng tâm bảo vệ những ngành có tầm ảnh hưởng lướn tới nền kinh tế, ổn định thị trường và lợi ích người tiêu dùng.

Cần chuyển dần cấp độ bảo hộ từ sản phẩm hoàn chỉnh xuống cấp độ đối với các bán thành phẩm, nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng, các công đoạn dịch vụ trong dây chuyền tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Nghiên cứu xây dựng mức bảo hộ hợp lý đối với các sản phẩm hoàn chỉnh, bán thành phẩm và nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện. Linh hoạt áp dụng các cam kết hội nhập, điều chỉnh lộ trình căt giảm thuế quan giữa thành phẩm và nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo duy trì một tỷ lệ bảo hộ, hiệu quả, hợp lý.

Trong xu thế phân công chuyên môn hóa sản xuất khu vực và quốc tế ngày càng mạnh mẽ, mỗi quốc gia có thể chuyên môn hóa vào một số công đoạn của chuổi giá trị gia tăng toàn cầu. Trong đó, đối với những nguyên liệu đầu vào mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả thì có thể thực hiện

121

đẩy nhanh tiến độ cắt giảm thuế nhập khẩu để giảm giá thành, nâng tỷ lệ bảo hộ đối với sản phẩm của ngành sản xuất có sử dụng đầu vào nhập khẩu đó. Còn đối với những nguyên vật liệu, linh kiện đầu vào hoặc các công đoạn sản xuất mà Việt Nam có thế mạnh thì cần sự bảo hộ trong một thời gian nhất định để có thể thúc đẩy việc sản xuất đầu vào này. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu được cắt giảm thuế nhập khẩu kết hợp với nguyên vật liệu đầu vào sản xuất tại Việt Nam sẽ vừa nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tạo ra, nâng cao giá trị gia tăng tại Việt Nam, đồng thời giúp đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ cấu bảo hộ này phát huy tác dụng và đạt được mục tiêu đề ra cần phải có chính sách bổ trợ và điều kiện đi kem, đặc biệt là tăng cường quản lý nhằm triển khai thực thi chính sách một cách hiệu quả.

Thứ hai, đẩy nhanh quá trình thống nhất biểu thuế suất thuế nhập khẩu.

Để đi đến thống nhất biểu thuế suất, cần rà soát, giảm bớt số lượng các mức thuế suất, áp dụng thống nhất một mức thuế suất đối với những mặt hàng có các mức thuế suất khác nhau nhưng có những đặc trưng cơ bản giống nhau. Các nhóm hàng có mức thuế suất gần bằng nhau thì gom về mức thuế thấp nhất, đồng thời vẫn đảm bảo không vượt trần thuế xuất theo cam kết. Điều này, dẫn đến việc giảm sự phân tán các mức thuế suất và đơn giản hóa các mức thuế suất của của biểu thuế suất thuế xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện, giảm bớt chi phí và thời gian cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong việc phân tích, phân loại hàng hóa để áp dụng phù hợp các mức thuế suất thuế nhập khẩu, hạn chế gian lận thương mại.

Ngoài ra cần điều chỉnh các mức thuế suất thuế nhập khẩu không còn phù hợp, không nên để mức thuế suất chênh lệch quá lớn gây chuyển hướng thương mại và hạn chế tính đa dạng của sản phẩm. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là Việt Nam đã áp dụng các mức thuế quan thực tế thấp hơn so với mức thuế quan trần theo cam kết, nhất là là đối với lĩnh vực nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất.

122

Đây cũng là kinh nghiệm của một số nước, tùy thuộc điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhiều nước giữ mức độ chênh lệch tương đối lớn giữa hai mức thuế quan này để tạo độ linh hoạt khi cần thiết phải điều chỉnh mức thuế quan thực tế, nhằm hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, hướng khắc phục là tiếp tục gom nhóm, giảm số đầu nhóm mặt hàng có mức thuế suất thuế xuất nhập khẩu khác nhau để tiến tới cắt giảm thuế quan.

Quá trình thống nhất biểu thuế suất không có nghĩa là tất cả các hàng hóa đều phải có thuế suất như nhau. Đề hạn chế nhập siêu, bình ổn thị trường, khuyến khích sản xuất, cần rà soát các nhóm hàng nhập khẩu để có kế hoạch cắt giảm thuế quan cho phù hợp theo nhóm hàng nhập khẩu để có kế hoạch cắt giảm thuế quan cho phù hợp theo nhóm mặt hàng phân theo mức độ hoàn thiện của sản phẩm. Theo đó, do tỷ trọng cao của hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu và các bán thành phẩm gồm thiết bị, linh kiện phụ tùng đầu vào cho sản xuất trong nước, nên cần phân biệt về hướng điều chỉnh các mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhóm loại hàng nhập khẩu đầu vào.

Như vậy, điều chỉnh thuế suất phải theo hướng: áp dụng thuế suất cao đối với các thành phẩm nhập khẩu để hạn chế nhập siêu; áp dụng thuế nhập khẩu trung bình nhăm bảo hộ việc sản xuất các loại sản phẩm là nguyên vật liệu, bán thành phẩm là các loại linh kiện, phụ tùng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Điều đó, sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác lắp ráp, ia công tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Với hướng điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu như vậy, sẽ tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của thị trường Việt Nam trên thị trường quốc tế, đặc biệt so với các nước trong khu vực có xuất khẩu và nhập khẩu hàng cùng loại. Hơn nữa, điều này sẽ khuyến khích thu hút các công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, do họ được cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào rẻ, tại chỗ. Đồng thời, sẽ giúp cho việc đạt được mục tiêu tăng dần tỷ trọng nội địa hóa, hạn chế nhập siêu.

123

Thứ ba, rà soát các cam kết với WTO về thuế xuất nhập khẩu và các cam kết FTA, xác lập lộ trình giảm thuế linh hoạt với các bước điều chỉnh hợp lý.

Theo đó, cần tính toán cân nhắc đến các ảnh hưởng, tác động của việc thực hiện các cam kết với WTO về thuế với các hiệp định FTA và song phương để điều chỉnh tiến độ, nội dung thực hiện các cam kết với WTO về thuế cho phù hợp và hiệu quả. Cần xử lý kịp thời các tác động phát sinh do tương tác giữa các lộ trình về cắt giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu theo cam kết với WTO và theo các cam kết hội nhập khu vực và song phương, góp phần xây dựng cơ cấu đối tác thương mại hiệu quả. Để chủ động thực hiện các cam kết với WTO, cần tiến hành phân tích dự báo các diễn biến tình hình kinh tế của đất nước trong bối cảnh chung kinh tế khu vực, thế giới, dự kiến kế hoạch hành động nhằm đáp ứng các yêu cầu đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập khu vực, song phương. Trong thời gian tới, cần tập trung vào xử lý các nội dung công việc cụ thể như sau:

 Việc cắt giảm thuế trong khuân khổ WTO cần xem xét trong tổng thể của bối cảnh chúng quá trình hội hập của Việt Nam, so sánh với việc cắt giảm thuế cho hàng hóa cùa các nước trong khối ASEAN, ASEAN+ và các đối tác song phương khác. Trên thực tế, mức giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO là không quá sâu rộng như mức giảm thuế mà Việt Nam đã cam kết và thực hiện với các nước ASEAN và ASEAN+. Hơn nữa, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngach thương mại và có thể ngày càng gia tăng. Vì thế, cần đối chiếu so sánh về mức độ, nội dung và tiến độ thực hiện các cam kết của nước ta với các hiệp định hợp tác giữa các nước trong khu vực và song phương trên, đặc biệt là các mức cắt giảm thuế quan, để có thể xem xét chủ động về tiến độ cắt giảm thuế quan theo cam kết với WTO.

 Đặt trọng tâm vào công tác phối kết hợp giữa việc thực hiện các cam kết với WTO và các cam kết theo các hiệp định hợp tác khu vực FTA và song phương để mở rộng thị trường xuất khẩu, sử dụng lợi thế của quy mô kinh tế cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. WTO thừa nhận quyền của các quốc gia dành cho

124

nhau cá ưu đãi riêng trong khuân khổ FTA. Tuy nhiên, cần chú ý đến các FTA giữa Việt Nam với các nước có trình độ phát triển và lợi thế so sánh khác nhau để tận dụng tiềm năng trong quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư, chuyển giao công nghệ, hình thành các sự phân công lao động cả chiều dọc và chiều ngang.

 Trên cơ sở kết quả thực hiện các cam kết với WTO, tiến hành đàm phán ký kết các thỏa thuận và cam kết khu vực FTA, song phương. Nược lại, chính việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết với WTO cần căn cứ trên cơ sở kết quả đàm phán hội nhập khu vực FTA. Qua so sánh đối chiếu để điều chỉnh lộ trình, tiến độ và cách thức thực hiện giữa các cam kết với WTO và với các FTA một cách tối ưu. Bên cạnh mặt tích cực của các cam kết khu vực FTA, song phương là mở rộng thị trường, tăng trưởng thương mai, chuyển giao công nghệ….nhưng cần phân tích để có các biện pháp khắc phục các mặt hạn chế như: chệch hướng thương mại, người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm giá rẻ từ các nước ký hiệp định FTA, hợp tác song phương do được ưu đãi cắt giảm thuế quan mặc dù chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm này không hoàn toàn hơn sản phẩm tương tự từ các nước ngoài FTA; hoặc quá phụ thuộc vào một số thị trường, đối tác thương mại sẽ có nguy cơ rủi ro khi có các biến động lớn xảy ra.

Cần quan tâm và tăng trưởng hơn nữa việc đối chiếu so sánh để tìm ra biện pháp thích hợp trong phối kết hợp thực hiện cam kết về thuế với WTO và với các FTA, đặc biệt là trong thời gian tới khi cam kết với các hiệp định FTA, song phương được triển khai thực hiện ở cac giai đoạn sâu hơn, các mức cắt giảm thuế quan theo các FTA này nhanh và sâu hơn rõ rệt so với lộ trình cam kết với WTO (MFN). Chẳng hạn, việc chuyển tiếp từ lộ trình thực hiện cam kết theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN + Trung Quốc với tên gọi “Chương trình thu hoạch sớm”, đến hiện thực hóa khu vực thương mại tự do bắt đầu từ ngày 1/1/2010 trở đi giữa Trung Quốc và 6 nước thành viên sáng lập ASEAN sẽ áp dụng mức thuế 0% đối với 90% số hàng hóa nhập khẩu; các nước gia nhập ASEAN muộn còn lại (trong đó có Việt Nam) bắt đầu thực hiện từ 2015. Với việc thực hiện các cam kết

125

này thì tác động chệch hướng thương mại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta từ các nước tham gia các hiệp định FTA, song phương so với các nước còn lại là thành viên của WTO càng rõ. Khi đó nếu cứ duy trì mức thuế MFN (WTO) cao hơn nhiều so với FTA, thì vừa chệch hướng thương mại, hơn nữa mục tiêu của thuế

Một phần của tài liệu Thách thức do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)