- các KH này bị thua lôc kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CẨM XUYÊN HÀ TĨNH
3.3.4. Kiến nghị với NHNN Việt Nam
Thứ nhất: Cần nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng
Các NHTM khi cho bất kỳ một khách hàng nào vay vốn thì đều cần phải có thông tin về khách hàng. Hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả cao, an toàn thì cần phải có hệ thống cung cấp thông tin hữu hiệu. Nhận thức được vai trò của công tác này, NHNN đã sớm chủ trương xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này trở thành hệ thống thông tin tín dụng( CIC).
CIC đã phần nào cải thiện được tình trạng thiếu thông tin tín dụng cho các NHTM và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên do mới thành lập nên CIC cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Chính vì vậy, đề nghị NHNH cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm tín dụng phát huy hiệu quả. Cần bắt buộc các NHTM và các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động của hệ thống CIC , coi đó như là một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Thứ hai: NHNN cần hoàn thiện các quy chế, quy định và môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng.
NHNN cần đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro, các mức và các danh mục nội dung cần trích lập để các NHTM chủ động trong giải quyết các khoản nợ có vấn đề.
Công ty mua bán nợ đã được thành lập song các công ty này hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa thực hiện được nhiệm vụ xử lý nợ đóng băng của các ngân
hàng. Các công ty này là một bộ phận của NHNN nên hoạt động có tính chất như một doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của NHTM
Ngày nay với xu thế phát triển nền kinh tế theo hướng khu vực hóa, quốc tế hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, hệ thống ngân hàng cũng phát triển rất mạnh. Các hoạt động của NHTM ngày một đa dạng nên nhiều khi các ngân hàng cũng không tự kiểm soát hết được hoạt động của mình. Vì vậy, chỉ có thông qua việc giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ của NHNN mới có thể giúp cho các NHTM kịp thời có biện pháp chấn chỉnh hoạt động, phòng ngừa hạn chế rủi ro xảy ra, bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó việc NHNN thường xuyên thanh tra, kiểm soát hoạt động của các NHTM sẽ hạn chế được việc các NHTM là sai các quy định, quy chế về hoạt động tín dụng ngân hàng.
KẾT LUẬN
Rủi ro trong kinh doanh nói chung và rủi ro trong kinh doanh tín dụng ngân hàng nói riêng là vấn đề tất yếu không thể tránh khỏi. Chỉ có điều mức độ xảy ra rủi ro và khả năng hạn chế nó của con người trong kinh doanh đến đâu mà thôi.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, chưa ổn định và đang trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng tất yếu sẽ gặp nhiều khó khăn. Qua quá trình thực tậpvà nghiên cứu thực tiễn ở NHNo&PTNT Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh. Tôi nhận thấy việc triển khai thực hiện các giải pháp hạn phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, nó góp phần giảm bớt tổn thất, thiệt hại cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh tế tạo điều kiện cho các NHTM nước ta tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thời đại kinh tế thị trường.
Chuyên đề thực tập cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và khắc phục rủi ro tín dụng được rút ra từ thực tế tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT Cẩm Xuyên. Đồng thời, chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam nhằm sửa đổi và hoàn thiện các quy chế tín dụng, với mục đích là tạo môi trường kinh tế và pháp luật thuận lợi cho hoạt động của các NHTM. Tôi rất mong rằng những ý kiến đóng góp trên đây giúp ích được phần nào cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngăn ngừa rủi ro tín dụng phát sinh trong kinh doanh tín dụng NHNo & PTNT Cẩm Xuyên nói riêng và hệ thống Ngân hàng Việt nam nói chung.
Do kinh nghiệm và khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của độc giả quan tâm đến lĩnh vực này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Đặng Ngọc Sự, các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các cán bộ công nhân viên công tác tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.