- Tiết kiệm dân
2.1.3.3. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng đầu tư có chọn lọc, tập trung thu hồi nợ xấu, nợ đến hạn để quay vòng vốn, ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ.
Đảm bảo phù hợp cơ cấu tỷ trọng cho vay trung, dài hạn và ngắn hạn/ tổng dư nợ.
Đề xuất nhiều giải pháp xử lý nợ xấu như: kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay doanh nghiệp có tỷ lệ nợ xấu > 5%, thực hiện phương án mua tài sản đầu tư, tài sản cho thuê của các công ty cho thuê tài chính. Vì vậy đã góp phần làm giảm nợ xấu từ 4,9%/ tổng dư nợ xuống còn 3,6%/ tổng dư nợ.
Bên cạnh những mặt làm được thì hoạt động tín dụng trong ngân hàng vẫn còn nhiều mặt chưa làm được: Tốc độ tăng trưởng tín dụng chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, chưa đáp ứng được định hướng đã đề ra( tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chỉ đạt 9,4% không đạt mục tiêu nguồn vốn năm 2010 từ 17%-19%, dư nợ tăng cao hơn so với mục tiêu đề ra năm 2010 là từ 13% -15%.
2.2..Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 2.2.1. Khái niệm và bản chất của RRTD
Có những quan điểm khác nhau về rủi ro, xét về bản chất rủi ro được hiểu là khả năng( xác suất) xảy ra những điều không mong muốn và khi nó xảy ra thì đem lại những tổn thất.
Tín dụng là quan hệ vay mượn mà người đi vay phải trả cho người cho vay một khoản tiền lớn hơn khoản tiền gốc ban đầu khi đến đáo hạn hợp đồng, phần dôi ra gọi là lãi vay, tỷ suất giữa tiền lãi và gốc gọi là lãi suất. Với ngân hàng tín dụng được hiểu theo nghĩa hẹp về đối tượng. Tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ vốn cho khách hàng, các hoạt động huy động vốn( nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, thanh toán…) không được xếp vào hoạt động tín dụng của ngân hàng mặc dù xét trên nghĩa rộng vẫn là quan hệ vay mượn. Hoạt động tín dụng bao gồm các nghiệp vụ chính sau:
- Cho vay
- Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá - Cho thuê tài chính
- Bảo lãnh ngân hàng
Dựa trên khái niệm về rủi ro và tín dụng ngân hàng thì rủi ro tín dụng ngân hàng là: Những kết quả bất lợi có thể xảy ra cho ngân hàng trong hoạt động tín
dụng. Các tổn thất chính bao gồm: tổn thất do khách hàng trả nợ chậm dẫn tới ngân hàng phải chịu một khoản chi phí để cân đối nguồn vốn, đánh giá lại khoản tín dụng, cân đối lại thời hạn vốn tránh rủi ro thanh khoản cao, chi phí cơ hội bị mất do thiếu nguồn vốn cho các khoản tín dụng khác…
Tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc chỉ trả được một phần gốc và lãi, thiệt hại trong trường hợp này ngân hàng có thể bán tài sản bảo đảm thu tiền ký quỹ… để bù đắp phần gốc nhưng có thể không bù đắp hết các khoản gốc và lãi chưa trả.
Rủi ro luôn đi kèm với hoạt động tín dụng ngân hàng. Trên thực tế ngân hàng có bộ phận chuyên môn để đánh giá các khoản vay trước khi ký kết hợp đồng, có các hoạt động giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng và các biện pháp để thu hồi gốc và lãi vay. Tuy nhiên các biện pháp đó chỉ hạn chế chứ không triệt tiêu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Ngấn hàng phải lựa chọn mức rủi ro và lợi nhuận chấp nhận được.