- các KH này bị thua lôc kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CẨM XUYÊN HÀ TĨNH
3.2.2 Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ
Ngân hàng cần cải tiến và đổi mới quy trình xét duyệt thẩm định và cho vay, kiểm tra giám sát tình hình luân chuyển vốn vay để hạn chế các yếu tố chủ quan và các biểu hiện tiêu cực, đảm bảo tính khách quan.
Thực tế hiện nay, cán bộ tín dụng sẽ đảm nhận tất cả các khâu trong quy trình tín dụng thực hiện cho một món vay. Do đó không tránh khỏi những sai sót do trình độ nghiệp vụ, yếu tố chủ quan kinh nghiệm của mỗi nhân viên tín dụng. Vì vậy phòng tín dụng nên chia ra hai bộ phận:
Bộ phận thứ nhất: Có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết và điều kiện vay vốn, tiếp nhận các hồ sơ vay vốn và phân loại các hồ sơ để xem xét đánh giá. Bộ phận này chuyên quản lý, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, những thuận lợi và khó khăn để từ đó đề xuất ý kiến, biện pháp đối với từng phương án cho vay.
Bộ phận thứ hai: Có nhiệm vụ phân tích xem xét dự án vay vốn về mọi mặt, phân tích khả năng trả nợ của khách hàng. Bộ phận này có thể xuống doanh nghiệp nắm tình hình thực tế hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Hai bộ phận này cần có sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng nếu như một công đoạn nào đó thực hiện không đúng quy trình sẽ ảnh hưởng tới kết quả các công đoạn sau.
Trong quy trình tín dụng ngân hàng cần chú ý tập trung vào bước thẩm định dự án và kiểm soát vốn sau khi cho vay. Có như vậy mới đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả của các khoản vay, hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.