- các KH này bị thua lôc kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CẨM XUYÊN HÀ TĨNH
3.2. Các giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên 1 Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng hợp lý
3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng hợp lý
Chính sách tín dụng là nhân tố đầu tiên quyết định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng, để xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý cần xem xét các vấn đề sau:
Thứ nhất, Về chính sách khách hàng
Muốn đẩy mạnh phát triển tín dụng thì vấn đề chính chủ yếu là tìm kiếm được khách hàng vay vốn và đảm bảo khả năng chi trả. Như vậy, để tìm kiếm được khách hàng thì:
+ Cán bộ tín dụng cần chủ động nghiên cứu xu hướng cũng như sự phát triển của nền kinh tế của thị trường tại địa bàn dân cư để nắm bắt được các thành phần có nhu cầu từ đó cung ứng kịp thời.
+ Sau khi nắm bắt được các thành phần có nhu cầu, thì cần có biện pháp tiến hành giao khoán các chỉ tiêu kịp thời đến cán bộ tín dụng, sát đúng với từng địa bàn để có hướng phấn đấu ngay từ đầu năm.
Sau khi tiến hành tìm kiếm được khách hàng, xác định được đối tượng nào cần hỗ trợ tín dụng, xác định được nhu cầu bức thiết về tín dụng của họ, đó cũng chính là lúc ngân hàng cần tìm cách cho khách hàng biết những chính sách lợi ích của ngân hàng đối với họ so với các ngân hàng khác, nhằm thu hút được các khách hàng. Có các giải pháp sau:
+ Đánh vào tâm lý khách hàng bằng cách linh động về lãi suất vì khi vay vốn hầu hết khách hàng đến tiền lãi họ phải trả bao nhiêu, do đó cần có chính sách lãi suất phù hợp vừa thu hút được khách hàng, vừa tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến chính sách lãi suất của đối thủ cạnh tranh.
+ Thủ tục vay vốn nhanh, gọn, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết gây khó khăn cho khách hàng vay vốn.
+ Không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát, đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng tốc độ công việc
Thứ hai, Về chính sách lãi suất
Như đã nói ở trên, các khách hàng vay vốn luôn quan tâm tới lãi suất mình phải chịu khi vay nợ tại ngân hàng. Do đó, một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút đươc khách hàng và tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong những năm qua, ngân hàng đã và đang áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với các đối tượng vay vốn và quy mô các khoản vay. Ngân hàng nên mở rộng các mức lãi suất đa dạng theo thời gian và đối tượng khách hàng, mức độ sử dụng sản phẩm của ngân hàng, có chính sách khuyến khích về lãi suất cho các khách hàng mới. Bên cạnh đó, là ngân hàng có nhiệm vụ chính là phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do đó cần áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi cho ngành nghề kinh doanh này. Điều này không những tạo ra điều kiện cho doanh nghiêp, bà con nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn mà còn giúp cho ngân hàng thiết lập mối quan hệ với khách hàng mục tiêu của mình tốt hơn.
Thứ ba, Về Phương thức cho vay vốn
Ngân hàng cần đa dạng hóa phương thức cho vay vốn, cho vay theo nhu cầu, gắn với đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hiện nay, ngân hàng mới tiến hành cho vay từng lần đối với các doanh nghiệp, điều này trong một chừng mực nào đó sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong thủ tục vay vốn đối với khách hàng và cán bộ tín dụng. Giải pháp ở đây là, đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay và trả vốn thường xuyên, ổn định thì ngân hàng nên áp dụng hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Căn cứ vào tình hình SXKD và tài sản bảo đảm mà khách hàng
và ngân hàng cùng thỏa thuận mức dư nợ tối đa trong thời hạn nhất định. Căn cứ vào mức dư nợ đó, khách hàng tiến hành làm hợp đồng tín dụng và các hợp đồng cần thiết khác, những lần tiếp theo khách hàng chỉ cần làm giấy nhận nợ và giấy rút tiền. Vay theo hạn mức tín dụng sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian cho khách hàng.
Ngân hàng cần mở rộng dịch vụ cho vay tiêu dùng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân địa phương.
Thứ tư, Về chính sách bảo đảm tiền vay
Thông thường, đối với các doanh nghiệp quốc doanh ngân hàng thường cho vay tín chấp, còn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngân hàng thường cho vay với điều kiện có tài sản thế chấp. Theo tôi, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ngân hàng cũng có thể cho vay bằng tín chấp đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản cố định và tài sản lưu động, sản xuất các mặt hàng không rủi ro và ổn định trên thị trường và có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng. Thời gian cho vay không nên quá dài và mức cho vay không nên vượt quá vốn lưu động thực tế của người vay.