- Tiết kiệm dân
Tổng giá trị NQH Tổng dư nợ
2.4.1.2. Tình hình nợ quá hạn theo loại hình tín dụng và theo thành phần kinh tế
kinh tế
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn theo loại tín dụng và theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh tăng giảm% Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2008/
2007 2009/ 2009/ 2008 2010/ 2009 Tổng số NQH 12.236 100 13.830 100 18.440 100 30.947 100 13,03 33,33 67,83 1.Theo loại hình tín dụng - NQH ngắn hạn 10.936 89,38 11.844 85,64 15.958 86,54 26.450 85,47 8,30 34,97 65,75 - NQH trung, dài hạn 1.300 10,62 1.986 14,36 2.482 13,46 4.497 14,53 52,77 24,97 81,18 2. Theo thành phần kinh tế -Kinh tế Quốc doanh 2.282 18,65 3.625 26,21 3.513 19,05 6.922 22,37 58,85 -3,09 97,04 - Kinh tế ngoài Quốc doanh 9.954 81,35 10.205 73,79 14.927 80,95 24.025 77,63 2,52 46,27 60,95 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Cẩm Xuyên)
Biểu đồ 3: Tình hình nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế
Qua bảng báo cáo ta thấy NQH chủ yếu tập trung vào nợ ngắn hạn và nợ quá hạn đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Thứ nhất: Nếu xét theo loại tín dụng thì nợ quá hạn trung, dài hạn tại Chi nhánh ngày càng tăng, còn nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm dần về tỷ trọng.
Tỷ trọng nợ quá hạn năm 2008 là 85,64% tổng nợ quá hạn, trong khi đó tỷ trọng NQH năm 2007 là 89,38% tổng nợ quá hạn.
Nợ quá hạn trung, dài hạn tăng đều qua các năm cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Năm 2007 là 1.300 triệu đồng, năm 2008 là 1.986 triệu đồng, năm 2009 là 2.482 triệu đồng, năm 2010 là 4.497 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trong nợ quá hạn lần lượt là: 10,62%; 14,36%; 13,46%; 14;53%.
Thứ hai:Nếu phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ta thấy nợ quá hạn được tập trung vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh. NQH ngoài quốc doanh qua thời gian qua trung bình chiếm khoảng 78% tổng nợ quá hạn. Đó cũng là điều dễ hiểu vì dư nợ đối với thành phần này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
Cũng phải nói rằng điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh có vai trò rất lớn đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Với điều kiện kinh tế của một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, hiệu quả sản xuất không cao, bên cạnh đó điều kiện tự nhiên lại rất phức tạp dẫn đến rủi ro đối với các hộ là rất lớn.