Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh (Trang 53)

- Tiết kiệm dân

Tổng giá trị NQH Tổng dư nợ

2.5.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

•Chính sách tín dụng

Cơ chế tín dụng hiện hành cho phép doanh nghiệp được vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh "không lành mạnh" với một số ngân hàng, tác động tiêu cực đến việc chất lượng tín dụng, làm thay đổi cách quan hệ giữa người đi vay và người cho vay, tạo cơ hội cho doanh nghiệp sử dụng tiền vay không đúng mục đích, tạo tiền đề cho những rủi ro tín dụng.

- Chính sách tài sản bảo đảm

Mặc dù cho vay có tài sản bảo đảm nhưng khoản vay vẫn hàm chứa rủi ro không thu được nợ do tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị…Đây là lỗi của ngân hàng trước khi cho vay không thẩm định tài sản bảo dảm chính xác và trong quá trình giải ngân không kiểm tra, kiểm soát tài sản bảo đảm của khách hàng. Một bộ phận lớn tài sản bảo đảm tại chi nhánh là bất động sản, tài sản này có giá trị biến động phụ thuộc vào thị trường bất động sản, trong khi đó thị trường này ở Việt Nam không ổn định. Cùng với đó, một bộ phận không nhỏ tài sản bảo đảm tại ngân hàng là hàng tồn kho. Những tài sản loại này nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng. Khách hàng vay vốn có thể dễ dàng bán hoặc sử dụng chúng làm giảm giá trị thực tế của hàng tồn kho.

- Chính sách về định giá

Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các yếu tố cần cân nhắc khi tính giá, ngân hàng sẽ tiến hành định giá khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên, hiện tạị hệ thống định hạng khoản vay chưa cho phép chi nhánh tính toán được phần bù đắp rủi ro đối với từng nhóm khách hàng và chưa phân tách, phân bổ được chi phí cho từng mảng kinh doanh khác nhau, nên việc định giá tiền vay còn thủ công và đôi khi chưa thực sự chính xác.

•Quy trình tín dụng

Với sự phân tách giữa các chức năng: khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp, quy trình tín dụng hiện tại của ngân hàng được cho là đã hạn chế rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp của quy trình trước đây. Tuy nhiên, cùng với đó, quy trình tín

dụng mới tốn nhiều thời gian hơn, tạo cảm giác rườm rà, rắc rối đối với nhiều nhân viên ngân hàng. Ngoài ra đối với các khoản vay, dự án vượt thẩm quyền của chi nhánh phải trình lên Ngân hàng Tỉnh, theo mô hình mới phải qua nhiều cấp bậc nên thời gian xét duyệt kéo dài hơn trước, phần nào ảnh hưởng đến hoạt động cũng như cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Quy trình tín dụng hiện tại đang áp dụng tại ngân hàng không đề cập đến việc thu thập các thông tin về các khoản vay sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng. Trong khi đó, những thông tin này rất hữu ích cho mục đích tham khảo cho việc xét duyệt cho vay sau này. Mặt khác một số chức năng trong quy trình tín dụng phân định thiếu rõ ràng, gây ra những trường hợp đùn đẩy trách nhiệm công việc giữa các phòng, gây cản trở quy trình cho vay diễn ra thông suốt.

Thêm vào đó, do quy trình tín dụng mới được áp dụng trong một thời gian ngắn, nên các phòng và các nhân viên trong ngân hàng chưa thể nắm rõ được các chức năng và nhiệm vụ của mình. Do đó quy trình tín dụng chưa được vận hành một cách thông suốt là điều dễ hiểu.

•Giám sát và kiểm soát tín dụng - Đối với từng khoản vay

Mô hình giám sát đối với từng khoản vay đang được áp dụng tại ngân hàng Cẩm Xuyên là tương đối hiệu quả nhằm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm. Tuy nhiên, việc thực hiện giám sát đối với từng khoản vay vẫn bộc lộ những hạn chế:

+ Do khối lượng khách hàng khá lớn, trong khi đó số lượng cán bộ quan hệ khách hàng còn ít, cho nên ngân hàng Cẩm Xuyên khó có thể duy trì được liên hệ thường xuyên với khách hàng, bao gồm việc thường xuyên thăm địa bàn hoạt động, nơi sản xuất kinh doanh và gặp mặt khách hàng. Từ đó công tác tín dụng đôi khi không kịp thời phát hiện các dấu hiệu nợ có vấn đề.

+ Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm, tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay liên quan đến nhiều khía cạnh đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của nhân viên tín dụng, trong khi đó trình độ và năng lực của nhân viên tại chi nhánh còn nhiều hạn chế.

•Đối với danh mục tín dụng

Công tác giám sát đối với danh mục tín dụng tại Ngân hàng chưa được quan tâm đúng mực. Tại NHNo&PTNT Việt Nam, công tác giám sát và kiếm soát danh mục tín dụng chỉ được tiến hành tại Hộ sở chính và các ngân hàng Tỉnh. Nhiệm vụ thực tế của phòng quản lý rủi ro tại ngân hàng Cẩm Xuyên chỉ đơn giản là công việc tập hợp các khoản vay và đưa lên ngân hàng Tỉnh.

Mô hình và quy trình giám sát tín dụng ở cấp độ tổng thể danh mục tín dụng tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên chưa được xây dựng. Không có văn bản hướng dẫn giám sát tín dụng tổng thể danh mục tín dụng tại chi nhánh.

Chi nhánh không xác định danh mục tín dụng mục tiêu. Là một ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng cho vay theo định hướng của Chính phủ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhà nước trong từng thời kỳ. Và chắc chắn, định hướng cấp tín dụng của nhà nước không phải luôn đi cùng với mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng.

Chi nhánh không tiến hành phân loại danh mục theo ngành nghề, phân tích danh mục và đánh giá rủi ro của danh mục.

Chi nhánh không xác định và tìm hiểu về các xu hướng trong phạm vi danh mục.

•Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng của NHNo&PTNT đã đạt được những yêu cầu cơ bản mang tính nguyên tắc của hệ thống xếp hạng tín dụng theo thông lệ quốc tế. Đó là xây dựng được ba hệ thống chấm điểm theo các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, áp dụng cho ba loại khách hàng chính( khách hàng là tổ chức kinh tế, khách hàng là cá nhân, khách hàng là tổ chức tín dụng). Sau đây là hai sơ đồ xếp hạng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

Bảng 10 : Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro

AAA: Loại tối ưu

Điểm TD tốt nhất dành cho các KH có chất lượng TD tốt nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w