- Tiết kiệm dân
Tổng giá trị NQH Tổng dư nợ
2.4.1.3. Nợ quá hạn theo nguyên nhân
Để hiểu rõ những nguyên nhân có thể tác động như thế nào đến khối lượng nợ quá hạn của ngân hàng, chúng ta tiến hành phân tích chất lượng dư nợ qua các nguyên nhân hình thành nợ quá hạn.
Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn theo nguyên nhân hình thành
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm, 2009 Năm 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Nguyên nhân chủ quan 1.903 15,55 9.507 68,74 13.052 70,78 22.049 71,25
+ Về phía ngân hàng 249 2,03 352 2,55 721 3,91 637 2,06 + Về phía khách hàng 1.654 13,52 9.155 66,19 12.331 66,87 21.412 69,19 2. Nguyên nhân chủ quan 3.872 31,64 1.453 10,51 2.669 14,47 4.518 14,60
+ Do bất khả kháng 592 4,88 1.201 8,69 2.669 14,47 4501 14,45 + Do cơ chế chính sách 3.280 26,76 252 1,82 0 0 17 0,15 3. Nguyên nhân khác 6.461 52,80 2.870 20,75 2.719 14,75 4.380 14,15
Tổng cộng 12.236 100 13.830 100 18.440 100 30.947 100
(Nguồn: Bảng tổng hợp tín dụng 2007, 2008, 2009,2010 phòng kinh doanh)
Ta thấy NQH do phía Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp luôn nhỏ hơn 4% qua các năm, điều đó cho thấy trình độ chuyên môn của cán bộ Ngân hàng rất tốt. NQH do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng tăng mạnh bắt đầu từ năm 2008, năm 2009, và năm 2010. Năm 2008 chiếm 66,19%, năm 2009 chiếm 66,87% và năm 2010 chiếm 69,19% tổng NQH. Điều này là rất nguy hại đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng cần tìm giải pháp khắc phục ngay, Khoản NQH chưa xác định được nguyên nhân chiếm một tỷ lệ tương đối, đặc biệt là năm 2007 với 52,80% NQH không rõ nguyên nhân cho thấy một điều nghi vấn đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải giải quyết.
Qua bảng tổng kết trên tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên, ta rút ra một số nguyên nhân cụ thể của các khoản dư nợ quá hạn như sau:
+ Do khách hàng vay vốn kinh doanh thua lỗ. Năm 2007 xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, hàng hóa xuât khẩu bị ngưng trệ dẫn đến sản xuất trong nước giảm sút. Đặc biệt thời gian này, lượng hàng hóa của Trung Quốc được nhập vào nước ta một cách ồ ạt và đã dẫn đến phá sản, đóng cửa của một số doanh nghiêp do không chịu nổi sức ép về giá, cũng như không tìm nổi cho mình một hướng đi thích hợp với môi trường kinh tế mới. Dịch Cúm gia cầm, bệnh dịch ở gia súc xuất hiện đầu tiên ở nước ta vào năm 2005 và vẫn còn tiếp tục đến bây giờ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của nhân dân trong vùng đặc biệt là những khách hàng
vay vốn ngân hàng để đầu tư. Do đó, không tạo ra được hiệu quả trong kinh doanh, dẫn đến làm ăn thua lỗ. Đó là nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên. Trong những năm qua, tỷ trọng nợ quá hạn do nguyên nhân này gây ra tương đối cao, đỉnh điểm là năm 2007 với 52,80% tổng nợ quá hạn, sang năm 2008 giảm xuống còn 20,75% tổng nợ quá hạn.
+ Do khách hàng cố ý lừa đảo. Đây là rủi ro đạo đức mà ngân hàng cân nhắc, thực hiện việc nghiên cứu khách hàng trước khi cho vay. Nguyên nhân này gây ra các khoản nợ quá hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ, nhưng đây là nguyên nhân mà ngân hàng có thể hạn chế được. Do đó, trước khi cho vay ngân hàng phải xem xét thật kỹ tư cách, hay uy tín của người đi vay.
+ Do sự chiếm dụng vốn trong thanh toán giữa các đơn vị vay vốn. Đây là nguyên nhân không nhỏ gây ra các khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Chính vì vậy, công tác thanh toán cần phải được cải thiện để có thể hạn chế nợ quá hạn tại ngân hàng.
+ Do các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, bị bạn hàng lừa đảo đối với khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Do hoạt động thế chấp tài sản của doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi vay. Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc định giá, cũng như quản lý tài sản thế chấp trong thời gian vay vốn của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp thuộc đối tượng chính sách Nhà nước, NHNo&PTNT Cẩm Xuyên cẩn thực hiện nghiệp vụ rà soát những đơn vị thuộc đối tượng để dồn nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ hoặc xoá nợ.
2.4.2.Tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5. Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Cẩm Xuyên trong 4 năm gần đây được thể hiện như sau:
Bảng 9 : Tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng dư nợ cho vay(A) 254.900 368.520 486.717 514.755
Tổng NQH(B) 12.236 13.830 18.440 30.947 Tổng nợ xấu(C) 11.780 12.061 11.525 18.556 Nhóm 3 10.473 11.095 10.875 18.149 Nhóm 4 0 0 0 0 Nhóm 5 1.307 966 650 407 Tỷ lệ nợ xấu(C/A) 4,62% 3,27% 2,38% 3,6% Tỷ lệ nợ xấu/tổng NQH(C/B) 96,27% 87,21% 62,50% 60%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Cẩm Xuyên)
Từ bảng số liệu cho ta thấy: tổng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng biến động qua các năm, cụ thể như sau:
Năm 2007, tổng nợ xấu của ngân hàng là 11.780 triệu đồng, chiếm 4,62% tổng dư nợ cho vay, chiếm 96,27% tổng NQH.. Nợ xấu chủ yếu tập trung ở kinh tế cá thể, các doanh nghiệp chế biến luong thực, thực phẩm.
Năm 2008, tổng nợ xấu là 12.061 triệu đồng, chiếm 3,27% tổng dư nợ cho vay và 87,21% tổng NQH, ta thấy tỷ lệ này giảm so với năm 2007.
Năm 2009, tổng nợ xấu chiếm 2,38% tổng du nợ cho vay và chiếm 62,50% tổng NQH đạt 12.061 triệu đồng. Qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 thì tình hình nợ xấu của ngân hàng đã giảm xuống một cách đáng kể( xét theo tỷ trọng).
Năm 2010, tổng nợ xấu là 18.556 triệu đồng, chiếm 3,6% tổng dư nợ cho vay và 60% tổng NQH.
Xét về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay biến động qua các năm từ 2007- 2010 tương ứng là 4,62%; 3,27%; 2,38%; 3,6%. Có được tỷ lệ như vậy là do sự nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý nợ, khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng đồng thời được sự hỗ trợ của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNN Việt Nam.
Biểu đồ 4: Tình hình nợ xấu theo nhóm tại NHNo&PTNT Cẩm Xuyên
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, nợ xấu của ngân hàng chủ yếu tập trung ở nhóm nợ 3( Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Tình hình nợ xấu của ngân hàng bắt đầu tăng từ năm 2008, đây là năm nền kinh tế có nhiều biến động mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của khách hàng tại ngân hàng. Các khoản nợ này được ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nợ nhóm 4 không có trong 4 năm vừa qua. Nợ nhóm 5 có xu hướng giảm dần và giảm mạnh qua các năm từ 1.307 triệu đồng ở năm 2007 xuống còn 407 triệu đồng vào năm 2010. Điều này cho thấy hoạt doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh, sản xuất kém hiệu quả không có khả năng trả nợ.