- các KH này bị thua lôc kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CẨM XUYÊN HÀ TĨNH
3.2.8. Chú trọng nâng cao trình độ và phẩm chất của CBTD
Kết quả và chất lượng hoạt động cho vay vốn của NH phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng công việc của CBTD. Từ việc chấp hành cơ chế chính sách tới việc thẩm định dự án, xét duyệt hồ sơ, quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay…Mọi đúng sai, thành công hay thất bại của các dự án ngoài nguyên nhân khách quan đều có nguyên nhân chủ quan của con người với tư cách là chủ thể trong quan hệ vay vốn. Do đó ngân hàng cần tiến hành:
Thứ nhất: Tiến hành tiêu chuẩn hóa CBTD, việc này phải được thực hiện từ khâu tuyển chọn, sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng năng lực của họ. Việc phân công cần cụ thể, khoa học, trong đó phải phân định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng cho từng người với từng vị trí. Những cán bộ chưa đạt tiêu chuẩn cần phải được đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức mới.
Thứ hai: Phải nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi cán bộ tín dụng, yêu cầu các cán bộ tín dụng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát khách hàng ngay sau khi cho vay và việc này phải được thực hiện thường xuyên.
Thứ ba: Công tác đào tạo phải được quan tâm đúng mực. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo chuyên sâu hơn về công việc được giao. Bên cạnh đó, phải hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ những mục tiêu, những quy định của ngân hàng. Đối với nhân viên đang làm cũng phải thường xuyên nghiên cứu. học tập để theo kịp các đổi mới trong quy trình, công nghệ hiện đại, trao dồi kiến thức nghiệp vụ cũng như các kiến thức xã hội, gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng linh hoạt, sang tạo có hiệu quả khi cho vay.
Thứ tư: Có cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý. Chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của NHNNo&PTNT Cẩm Xuyên đối với cán bộ tín dụng là việc làm hết sức cần thiết. Biện pháp náy kích thích tinh thần làm việc, đặt lợi ích tập thể lên lợi ích cá nhân của người cán bộ. Qua đó hạn chế được rủi ro xuất phát từ sai sót của cán bộ cho vay do quá tải trong công việc.
Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vật chất mà ngân hàng Cẩm Xuyên cần áp dụng là: khuyến khích tăng lương, thưởng cho những cán bộ cho vay có dư nợ cho vay và chất lượng vay tốt, hỗ trợ kinh phí học tập, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Từ đó phấn khởi hăng say làm việc với môi trường. Khen thưởng kịp thời những cán bộ tín dụng có thành tích tốt như: tăng được doanh số cho vay, thu nợ đúng thời hạn và số lượng; tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời khi gia đình cán bộ có công việc lớn, có người đau ốm hay đỗ đạt, hiếu hỷ... Tất cả những việc làm trên là hợp pháp thiết thực để hạn chế rủi ro cho vay. Cán bộ nhiệt tình và có trách nhiệm với các khoản cho vay
Bên cạnh những hình thức khen thưởng, động viên khuyến kích. Ngân hàng cũng cần đưa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những sai sót, sơ hở do thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Tuỳ theo mức độ thiệt hại mà Ngân hàng có biện pháp xử lý khác nhau như: cảnh cáo, khiển trách; trừ công tác phí, trừ lương ...Biện pháp này áp dụng nhằm nâng cao ý thức tự
giác, tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ cho vay.
3.3. Kiến nghị
Để thực hiện được các giải pháp đã nêu trên thì cần có sự phối hợp của các cơ quan cấp trên như NHNN Việt Nam,NHNo&PTNT Việt Nam, và NHNo&PTNT Cẩm Xuyên. Với tư cách là người chọn đề tài chuyên đề thực tập, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau: