- Bộ phận kiểm toán nội bộ:
3.1.6 Các tiêu chuẩn khác.
Cần thấy rằng, ngoài các tiêu chuẩn hợp lý nói trên, việc thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ trong thực tế còn có các lý do và nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp. Vì muốn đề cao uy tín của doanh nghiệp đôi khi dẫn đến việc gán chức danh kiểm toán viên nội bộ cho ngời chỉ làm chức năng kiểm soát hành chính cụ thể. Trong một số trờng hợp, bộ phận kiểm toán nội bộ đợc sử dụng nh một nơi dừng chân tạm bợ của cán bộ trớc khi chuyển đi nơi khác. Đáng lẽ, bộ phận kiểm toán nội bộ phải do một nhân viên cao cấp phụ trách,
nhng nhiều khi chỉ là nơi trú chân tạm bợ của cán bộ lãnh đạo trớc khi phụ trách một bộ phận chức năng quan trọng khác của doanh nghiệp.
Tóm lại, các tiêu chuẩn trên đây là những tiêu chuẩn cơ bản cho việc tổ chức kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp, song sự thành công trong việc tổ chức và hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ phụ thuộc rất lớn vào việc liệu các nhà quản lý có thấy đợc tầm quan trọng thực sự của nó hay không. Quy mô hoạt động và sự phức tạp của công tác quản lý trong mỗi doanh nghiệp sẽ dẫn tới vai trò của kiểm toán nội bộ càng quan trọng hơn.
Qua những tiêu chuẩn trên, và dựa vào tình hình thực tế tại các doanh nghiệp nhà nớc về xây dựng tại Việt Nam, ta nhận thấy việc thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ là cần thiết đối với các doanh nghiệp nhà nớc về xây dựng lớn có nhiều doanh nghiệp thành viên trực thuộc. Còn đối với những doanh nghiệp nhà nớc về xây dựng vừa và nhỏ, ban lãnh đạo có thể bao quát, quản lý đợc tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp thì không cần thiết phải có bộ phận kiểm toán nội bộ.