MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN LAI CHÂU
3.1.2 Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh qua KBNN Lai Châu
qua KBNN Lai Châu
Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Lai Châu được tiến hành theo những phương hướng chủ yếu sau:
a. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Lai Châu
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi theo hướng tinh gọn tránh tình trạng có nhiều bộ phận cùng đảm nhận công việc kiểm soát chi thường xuyên. Từng bước đơn giản hoá thủ tục hành chính, xoá bỏ kịp thời những quy định không cần thiết, tổ chức niêm yết công khai, tổ chức niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục quy trình trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Mặt khác, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN ngày càng nặng nề, trong khi đó biên chế cán bộ của KBNN Lai Châu hiện nay vừa ít lại vừa thiếu những cán bộ trẻ, có năng lực trình độ chuyên môn cao, vì vậy chưa đáp ứng được khối lượng công việc được giao. Trong thời gian tới, một mặt phải bổ sung cán bộ cho các đơn vị KBNN huyện trực thuộc, mặt khác phải tăng cường đào tạo bổi dưỡng nghiệp vụ; có biện pháp tinh giảm biên chế đối với những cán bộ không đủ năng lực chuyên môn. Đồng thời, việc định
hướng nghiệp vụ trong thời gian tới phải tiến hành cùng với công tác chuẩn hoá cán bộ công chức của hệ thống KBNN Lai Châu. Hoàn thiện lại chế độ trách nhiệm cán bộ, công chức đảm bảo mỗi công chức ở mọi vị trí công tác đều xác định rõ phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, những điều được làm và không được làm, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất trước hậu quả do mình gây ra trong quá trình thực thi công vụ, đặc biệt là công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị hưởng kinh phí từ NSNN trên địa bàn. Kiểm soát chi NSNN phải gắn liền với phát triển công nghệ thông tin, hiện đại hoá các nghiệp vụ Kho bạc.
b. Cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Lai Châu (trước khi chi, trong khi chi và sau khi chi) trên cơ sở tuân thủ Luật ngân sách, các nguyên tắc và quy định kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN tỉnh.
Theo Thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2012 quy định quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN, cần đổi mới mạnh mẽ phương thức thanh toán trong nền kinh tế, mở rộng và áp dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, có quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Quy trình thủ tục kiểm soát chi thường xuyên phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát và phải đảm bảo các yêu cầu quản lý, đáp ứng yêu cầu sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn kinh phí của Nhà nước. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi ngân sách phải đạt được mục tiêu cấp đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, định mức, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong sử dụng NSNN. Bên cạnh đó, KBNN Lai Châu cũng cần phải bố trí, sắp xếp phương pháp kiểm soát sao cho hợp lý nhất, tránh việc kiểm soát chồng chéo mà lại là kẽ hở trong kiểm soát. Xác định rõ phương thức thanh toán, chi trả áp dụng đối với từng khoản chi NSNN theo hướng: thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá, lao vụ bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng; hạn chế tối đa việc xuất quỹ NSNN để cấp tạm ứng qua khâu trung gian.
c. Tăng cường phối hợp tất cả các cơ quan có liên quan đến kiểm soát chi NSNN câp tỉnh từ sở tài chính, KBNN đến các đơn vị sử dụng ngân sách, cải thiện
nghiên cứu phương pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp.
Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị và cá nhân liên quan đến sử dụng ngân sách Nhà nước. Tích cực hướng dẫn để các đơn vị sử dụng NSNN nắm được nội dung, yêu cầu của công tác quản lý NSNN nói