THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC LAI CHÂU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 35 - 40)

BẠC NHÀ NƯỚC LAI CHÂU

2.1 Khái quát tình hình tỉnh Lai Châu và Kho bạc Nhànước tỉnh Lai Châu nước tỉnh Lai Châu

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu.

Ngày 26 tháng 12 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 30/2003/CT-TTg về việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chia tách tỉnh và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lai Châu theo Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI. Ngày 01 tháng 4 năm 2004, tỉnh Lai Châu chính thức được chia tách thành hai tỉnh là tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh lỵ mới chuyển về thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ (nay là thị xã Lai Châu). Tỉnh Lai Châu bao gồm 01 thị xã (thị xã Lai Châu) và 07 huyện (Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên và Than Uyên), với tổng số 108 xã, phường, trị trấn.

Diện tích tự nhiên của tỉnh Lai Châu là 9.068,78km2, địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, núi đồi cao và dốc xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác gềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm năng phát triển thủy điện. Lai Châu có nhiều tài nguyên khoáng sản như: khoáng sản làm vật liệu xây dựng; khoáng sản kim loại gồm sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, molypden, đất hiếm…

Dân số trung bình của tỉnh Lai Châu ước năm 2012 là trên 403,2 ngàn người, có mật độ dân số 44,46 người/km2. Dân số thành thị trên 58,19 ngàn người (chiếm 14,43%); dân số nông thôn là 3.445,01 ngàn người (chiếm 85,57%).

Sau gần 10 năm chia tách (2004 - 2013), với xuất phát điểm ban đầu là một tỉnh có nền kinh tế kém phát triển; có nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp lạc

hậu; trình độ dân trí thấp… Lai Châu đã và đang nỗ lực tạo mọi điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu được khái quát trên các mặt sau đây:

* Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Lai Châu đạt 13% năm, so với kế hoạch của giai đoạn này là không đạt kế hoạch (kế hoạch 14 - 15%/năm); năm 2011 - 2012 tăng bình quân 13,84% trong giai đoạn này cũng không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch 14 - 15%/năm).

Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012 và các Báo cáo của UBND tỉnh

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang được chuyển dịch theo hướng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng; dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng cao; nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm dần.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 36,41% - 33,46% - 30,13% năm 2008 sang 29,43% - 38,03% - 32,54% năm 2012 (xem biểu đồ 2.2). Mặc dù có sự thu hẹp lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ theo hướng cơ

cấu kinh tế hợp lý nhưng tốc độ chuyển dịch rất chậm từ 36,41% năm 2008 xuống 29,43% năm 2012. Cơ cấu kinh tế này phản ánh trình độ phát triển của tỉnh còn ở mức thấp với tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm gần 30%.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Theo Niên giám thống kê năm 2011 và Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2012.

* Cơ cấu lao động và mức sống dân cư

Cơ cấu lao động phản ánh trình độ nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH của tỉnh Lai Châu.

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2012 là 236,12 ngàn người. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thì lao động làm trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được chuyển dịch từ 80,68% - 3,23 - 16,09 năm 2008 sang 60,60% - 20,88% - 18,52% năm 2012 (xem biểu đồ 2.3). Tuy tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm song vẫn chiếm tới 60,60% và lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 18,52%. Như vậy, chứng tỏ rằng nguồn lao động của tỉnh chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động trong lĩnh vực quản lý cũng bộc lộ nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp thiết cho chính quyền tỉnh Lai Châu là tạo mọi điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động của tỉnh Lai Châu năm 2008 và 2012

Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 - 2010; Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Lai Châu và tự tính của tác giả.

Biểu đồ 2.4: Thu nhập, chi tiêu và tích lũy bình quân đầu người 1 tháng

Nguồn:Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu.

Kinh tế của tỉnh Lai Châu các năm gần đây liên tục tăng trưởng, các chương trình thực hiện xóa đói giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, điều đó đã khuyến khích nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát triển sản xuất và kinh doanh, tạo thêm được nhiều việc làm mới nên mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 12,1 triệu đồng/người/năm [23], tăng 2,07 lần so với năm 2008 (5.857,8 triệu đồng/người/năm) [5] (xem biểu đồ 2.4). Khi thu nhập tăng lên thì khả năng tiêu dùng cũng tăng lên, sẽ thúc đẩy đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển do đó sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của tỉnh. Song, thu nhập có tăng nhưng tỷ lệ hộ nghèo của vẫn còn ở mức cao và đang có xu hướng giảm dần, năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,06% so với năm 2011 (47,2%).

* Hệ thống cơ sở hạ tầng chủ yếu của nền kinh tế

Từ khi chi tách tỉnh đến nay, Lai Châu đã nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế.

Về hệ thống giao thông

Hệ thống đường bộ của tỉnh Lai Châu đã và đang được đầu tư, các trục đường chính đang được cải tạo và nâng cấp như: Quốc lộ 4D, Quốc lộ 32, Quốc lộ 12, tuy nhiên tiến độ đầu tư còn chậm do khó khăn về nguồn vốn đầu tư, đến nay các dự án đều đang được triển khai thực hiện và chưa hoàn thành; đối với các tuyến đường tỉnh lộ đều đang được đầu tư nâng cấp. Các tuyến đường đô thị đã được nâng cấp, cải tạo và đầu tư mới đồng bộ và đảm bảo quy hoạch được duyệt…

Về hệ thống lưới điện

Hệ thống lưới điện hạ thế đến các xã, bản vùng sâu, vùng xa đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đến nay đã có 92/108 xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã và 65% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện nay tỉnh Lai Châu đang tập trung các nguồn vốn để đầu tư đưa điện đến tất cả các thôn bản chưa có điện.

Về hệ thống cấp nước, thoát nước

khắp tại các khu đô thị, ngoài ra hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn cũng đã được quan tâm đầu tư, đến nay đã hoàn thành được 50 công trình cấp nước đáp ứng cho trên 28 ngàn người sử dụng, và có 69,6% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Đối với hệ thống thoát nước nhìn chung đã được đầu tư đồng bộ ở các đô thị và đang được triển khai đồng bộ với các tuyến đường tỉnh lộ, đường giao thông liên thông, bản.

2.1.2. Kho bạc Nhà nước Lai Châua, Quá trình hình thành và phát triển a, Quá trình hình thành và phát triển

Cùng với sự ra đời tỉnh Lai Châu, KBNN Lai Châu được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày ngày 1/1/2004 theo Quyết định số 231/QĐ-BTC ngày 29/12/2003 về việc chia tách KBNN Lai Châu thành KBNN Lai Châu và KBNN Điện Biên trực thuộc KBNN.

Khi mới thành lập, KBNN Lai Châu có Văn phòng KBNN tỉnh và 5 KBNN huyện trực thuộc. Tháng 1/2009, huyện Tân Uyên được tách từ huyện Than Uyên và Tam Đường. Đến tháng 4/2013 huyện Nậm Nhùn được thành lập trên cơ sở huyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ nâng tổng số đơn vị trực thuộc lên 7 KBNN huyện. Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, KBNN Lai Châu đã khẳng định được vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính Nhà nước nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu nói riêng, đã đáp ứng tốt yêu cầu quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w